Nam sinh trường Ams lội ngược dòng, thắng câu hỏi phụ vào Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 22

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục và vượt qua câu hỏi phụ để giành chiến thắng trong trận thi Quý IV Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22. Nguyên Sơn mang cầu truyền hình Chung kết năm Olympia 22 về trường và tranh tài chức quán quân cuộc thi.

Trận thi Qúy IV Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 (phát sóng ngày 25/9) gồm 4 thí sinh tranh tài: Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Phạm Hồ Phương Nghi (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận), Đặng Quốc Khánh (THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai) và Vương Gia Kiệt (THPT chuyên Hùng Vương, Bình Dương).

Phần thi Khởi động diễn ra gay cấn và ngang tài ngang sức khi ba thí sinh Nguyên Sơn, Phương Nghi, Quốc Khánh cùng đạt 20 điểm. Gia Kiệt giành ưu thế dẫn đầu với 35 điểm.

Nam sinh trường Ams lội ngược dòng, thắng câu hỏi phụ vào Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 22 ảnh 1

Quốc Khánh đã chinh phục thành công từ khóa vượt chướng ngại vật.

Phần thi Vượt chướng ngại vật có từ khóa cần tìm gồm 4 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Tranh thủy mặc truyền thống chỉ có hai màu sắc gì là chủ yếu? Ba thí sinh Nguyên Sơn, Phương Nghi và Quốc Khánh ghi điểm với đáp án "Đen trắng".

Hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi: Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là dấu hiệu nhận biết hình gì? Cả bốn thí sinh có điểm với "Hình vuông".

Ngay khi hình ảnh gợi ý lật mở, Nguyên Sơn đã nhấn chuông trả lời từ khóa cần tìm nhưng không chính xác và mất quyền chơi phần thi vượt chướng ngại vật.

Hàng ngang thứ ba được lựa chọn có câu hỏi: Tại lượt cuối vòng loại thứ ba FIFA World Cup 2022 khu vực châu Á tối 29/3/2022, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã hòa đội tuyển nào với tỉ số 1 - 1? Phương Nghi và Quốc Khánh có điểm với đáp án "Nhật Bản".

Hàng ngang thứ tư được lựa chọn có câu hỏi: Từ nào còn thiếu trong đoạn thơ sau: "Những đêm đông?khi cơn giông/Vừa tắt/Tôi đứng trông/Trên đường lặng ngắt/Chị lao công/Như sứt/Như đồng/Chị lao công/Đêm đông/ ... rác"?

Phương Nghi nhấn chuông trả lời khóa nhưng không chính xác. Tiếp đó Quốc Khánh đã nhấn chuông và đưa ra đáp án đúng là "Mã QR" để vươn lên dẫn đầu cuộc đua.

Quốc Khánh cũng được Khánh Vy - người dẫn chương trình cuộc thi gọi là "Chiến thần vượt chướng ngại vật".


Sau hai phần thi, Quốc Khánh dẫn đầu với 70 điểm, Phương Nghi 50 điểm, Gia Kiệt 45 điểm, Nguyên Sơn 40 điểm.

Phần thi Tăng tốc, câu hỏi đầu tiên Nguyên Sơn là thí sinh duy nhất có đáp án đúng và giành 40 điểm. Câu hỏi thứ hai, ba thí sinh có đáp án đúng là Phương Nghi, Quốc Khánh, Gia Kiệt; trong đó, Gia Kiệt giành 40 điểm.

Câu hỏi thứ ba, Quốc Khánh là thí sinh duy nhất có đáp án chính xác và giành 40 điểm. Câu hỏi thứ 4, cả bốn thí sinh có điểm, trong đó Nguyên Sơn giành 40 điểm.

Khép lại phần thi Tăng tốc, Quốc Khánh vẫn dẫn đầu với 150 điểm. Tiếp đến Nguyên Sơn 140 điểm, Gia Kiệt 115, Phương Nghi 70 điểm.

Phần thi Về đích, Quốc Khánh lựa chọn ba câu hỏi cùng có giá trị 20 điểm. Quốc Khánh chỉ ghi điểm câu đầu tiên; để Gia Kiệt có cơ hội trả lời ở câu thứ hai. Quốc Khánh về vị trí với 170 điểm.

Nguyên Sơn lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 20 - 30 -20 điểm và chọn Ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối cùng. Câu đầu tiên, Phương Nghi có cơ hội trả lời nhưng không có điểm. Câu thứ hai, Gia Kiệt giành quyền trả lời và ghi điểm. Câu thứ ba Nguyên Sơn giành điểm để về vị trí với 130 điểm.

Gia Kiệt có 135 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 điểm. Gia Kiệt ghi điểm câu đầu tiên và câu thứ hai; để Nguyên Sơn ghi điểm ở câu cuối cùng. Gia Kiệt về vị trí với 155 điểm.

Sau phần thi của Gia Kiệt, Quốc Khánh và Nguyên Sơn cùng dẫn đầu với 170 điểm. Điều này khiến lượt thi của Phương Nghi thêm gay cấn, hồi hộp.

Phương Nghi hiện có 60 điểm, là thí sinh cuối cùng thi Về đích, lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 30 điểm và chọn Ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối cùng.

Phương Nghi chỉ ghi điểm ở câu thứ hai và về vị trí với 60 điểm. Gia Kiệt nhấn chuông giành quyền trả lời ở câu hỏi thứ cuối, nhưng không chính xác.

Nam sinh trường Ams lội ngược dòng, thắng câu hỏi phụ vào Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 22 ảnh 2

Hai thí sinh Nguyên Sơn và Quốc Khánh bước vào phần thi câu hỏi phụ.

Quốc Khánh và Nguyên Sơn bước vào phần thi câu hỏi phụ có tính chất loại trực tiếp.

Câu hỏi phụ đầu tiên, Quốc Khánh nhanh chóng nhấn chuông trả lời. Tuy nhiên, Nguyên Sơn mới là người đưa ra đáp án chính xác để trở thành người chiến thắng trận quý IV.

Kết quả chung cuộc, Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) giành vòng nguyệt quế và tấm vé Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 với 170 điểm.

Đặng Quốc Khánh (THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai) về nhì với 170 điểm. Cùng về ba, Vương Gia Kiệt (THPT chuyên Hùng Vương, Bình Dương) 140 điểm và Phạm Hồ Phương Nghi (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận) 60 điểm.

Nam sinh trường Ams lội ngược dòng, thắng câu hỏi phụ vào Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 22 ảnh 3

Vũ Nguyên Sơn giành vòng nguyệt quế trận quý IV và lọt vào Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.

Bốn thí sinh sẽ tranh tài trong trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 gồm: Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình), Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng), Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La, Sơn La) và Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.