Mỹ: Sắc lệnh nhập cư mới 'khó có khe hở để bắt bẻ'?

Hình ảnh ông Trump ký sắc lệnh nhập cư mới được Nhà Trắng công bố. Ảnh: Twitter
Hình ảnh ông Trump ký sắc lệnh nhập cư mới được Nhà Trắng công bố. Ảnh: Twitter
TPO - Sắc lệnh nhập cư mới do Tổng thống Donald Trump kí hôm thứ Hai, 6/3 gần như không có khe hở để bắt bẻ như sắc lệnh trước đó, theo các chuyên gia pháp lý. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm nhập cảnh mới trong phòng kín sáng 6/3 (giờ Mỹ). 

Theo sắc lệnh mới, công dân đến từ 6 nước Hồi giáo gồm Syria, Iran, Libya, Somalia, Yemen và Sudan sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. 

Người tị nạn Syria thay vì bị cấm nhập cư vô thời hạn như trong sắc lệnh cũ, nay chỉ còn bị cấm nhập cư tạm thời trong 120 ngày. Sắc lệnh mới có hiệu lực từ 16/3 (tức 10 ngày sau khi kí), khác với sắc lệnh cũ, có hiệu lực ngay sau khi kí dẫn đến tình trạng hỗn loạn tại các sân bay.

Trong khi sắc lệnh nhập cư cũ vừa ban hành đã lập tức vấp phải làn sóng phản đối và vướng vào 20 vụ kiện, dẫn đến việc phải đình chỉ thi hành, thì sắc lệnh mới được cho là sẽ khó bị bắt bẻ hơn, bởi các điều khoản có phần cụ thể và rõ ràng hơn, theo các chuyên gia pháp lý.

Phạm vi áp dụng của sắc lệnh mới không bao gồm những người đã có thị thực vào Mỹ và các thường trú nhân (người có thẻ xanh). Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng liệt kê những nhóm đối tượng có đủ điều kiện để được miễn áp dụng lệnh cấm nhập cảnh, bao gồm: những người từng nhập cảnh để đi làm hoặc đi học, những người muốn đến Mỹ thăm thân, những người phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu bị cấm nhập cảnh, trẻ sơ sinh/trẻ được nhận nuôi và những người cần được chăm sóc y tế, nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế.

Chuyên gia pháp lý cho rằng: việc “nới lỏng” các đối tượng bị cấm nhập cảnh sẽ khiến những người muốn chống đối sắc lệnh mới khó có thể tìm được người phù hợp để đứng ra đâm đơn kiện như trường hợp kiện sắc lệnh cũ.

Andrew Greenfield – luật sư về lĩnh vực nhập cư của công ty luật Fragoman ở Washington (Mỹ) nhận định: “Tất cả các trường hợp ngoại lệ được nêu trong sắc lệnh mới sẽ khiến sắc lệnh này rất khó bị bắt bẻ.”

Tuy nhiên, nội dung “cấm nhập cảnh đối với công dân đến từ 6 nước Hồi giáo” trong sắc lệnh sửa đổi vẫn tiếp tục bị phản đối kịch liệt.

Hiệp hội các quyền tự do dân sự Mỹ cho biết họ vẫn thấy ở sắc lệnh mới có sự phân biệt đối xử dựa trên Tôn giáo, và hoài nghi rằng liệu sắc lệnh mới được đề ra có phải thực sự vì lí do an ninh quốc gia?

Adam Lauridsen, luật sư của Keker & Van Nest tại San Francisco, đại diện cho các sinh viên từng phản đối sắc lệnh đầu tiên của Tổng thống Trump, nhấn mạnh, sắc lệnh sửa đổi vẫn nhắm tới các quốc gia có người theo đạo Hồi chiếm đa số.

Trước đó, các thẩm phán liên bang đã “đóng băng” sắc lệnh cũ dựa trên lập luận "không có chứng cứ cho thấy người dân đến từ các nước đạo Hồi gây ra các vụ khủng bố ở Mỹ". Do đó, sắc lệnh mới vẫn có thể bị kiện bởi chính quan điểm này.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.