Mỹ đã sẵn sàng đương đầu với 'sát thủ tàu sân bay' của Trung Quốc?

Hình ảnh Trung Quốc bắn thử sát thủ diệt hạm DF-26B
Hình ảnh Trung Quốc bắn thử sát thủ diệt hạm DF-26B
TPO - Các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D và DF-26B của Trung Quốc hồi tháng 8 và những tiết lộ gần đây nói rằng một loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” như vậy đã bắn trúng một tàu viễn dương, đã khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ đặt câu hỏi: Liệu nước Mỹ có sẵn sàng đối đầu với ASBM của Trung Quốc hay không?

Theo Rear Clear, với sự phát triển liên tục của ASBM và năng lực bắt bám mục tiêu liên quan, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để thay đổi cuộc chơi ở biển Hoa Đông và hơn thế nữa — nhưng Mỹ cũng  đồng thời phát triển các biện pháp đối phó. Trò chơi đang diễn ra, và nhiều thứ đang bị đe dọa. Nhưng không có nghĩa là trò chơi kết thúc đối với hải quân Mỹ, ở biển Hoa Đông hay bất kỳ nơi nào khác.

Andrew Erickson, một nhà bình luận quân sự Mỹ nói ông không ngạc nhiên về tốc độ phát triển ASBM của Trung Quốc. Nghiên cứu về lịch sử hàng không vũ trụ Trung Quốc của ông Erickson để lấy bằng tiến sĩ tại đại học Princeton cho thấy sự chú trọng sớm của Bắc Kinh đối với việc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, bao gồm một số suy nghĩ liên quan đến ASBM.

 Năm 1972, Phó Thủ tướng Trương Xuân Kiều nói với Quân ủy Trung ương Trung Quốc: “Chúng ta là những người theo chủ nghĩa lục địa. Hiện nay tên lửa dẫn đường đã được phát triển rất tốt. Được lắp đặt trên bờ, chúng có thể đánh bất kỳ mục tiêu nào, và không cần phải xây dựng một lực lượng hải quân lớn”.

Ông  Erickson nói: “Vào tháng 3 năm 2007, tôi đã làm chứng trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung: 'Trung Quốc… được cho là đang trong quá trình phát triển đầu đạn chống hạm cho tên lửa đạn đạo, đây là một sự phát triển rất đáng lo ngại… Nếu chúng hoạt động, sẽ rất khó để chống lại. Thông tin, kiến thức của nhiều năm nghiên cứu mã nguồn mở đã được dồn nén trong cuốn sách năm 2013 của tôi có tựa đề: Phát triển Tên lửa Đạn đạo Chống hạm của Trung Quốc: Động lực, quỹ đạo và ý nghĩa chiến lược.

Điều đó nói lên rằng, từ ngữ sau đây trong báo cáo Trung Quốc năm 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đã làm tôi chú ý: 'PLA đã triển khai khoảng 200 bệ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và hơn 200 tên lửa'. Đối với tôi, đây là câu quan trọng nhất, khiến tôi tin rằng đây là báo cáo tốt nhất được viết cho Quốc hội Mỹ trong hai thập kỷ.

Tầm bắn của tên lửa của các hệ thống hiện có trong kiểm kê của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc cho thấy 200 IRBM này là DF-26, với một số biến thể ASBM là DF-26B  trong số đó. Sự thống trị của DF-26 đối với kho vũ khí của Trung Quốc cho thấy sự tin tưởng lớn vào loại tên lửa cụ thể này vì hai lý do chính: (1) sản xuất và triển khai với số lượng lớn một cách nhanh chóng và (2) rõ ràng là không cần phải chế tạo nhiều loại tên lửa có khả năng chồng chéo nhau.

Mặc dù chúng ta biết hồi mùa hè rằng Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa DF-21D và DF-26, nhưng chúng ta không biết rằng chúng đã được thử nghiệm với các tàu đang di chuyển, vì nhiều người cho rằng tên lửa này văng xuống biển. Trung Quốc đang muốn gửi thông điệp gì”?

Theo ông Erickson, với các cuộc thử nghiệm ASBM gần đây, được cho là nhằm vào các mục tiêu di động, Bắc Kinh đang tìm cách chứng tỏ khả năng ASBM chín muồi và tăng cường khả năng răn đe. Họ tìm cách thu hút công chúng bị hạn chế  tiếp cận các chi tiết kỹ thuật và hạn chế trong hiểu biết về các nguyên tắc kỹ thuật cơ bản — và do đó tạo ra sự khác biệt, sự e sợ từ công chúng mà họ chưa đạt được trong thực tiễn tác chiến.

Nhưng dù phức tạp và thành công đến đâu, những thử nghiệm này chỉ là một yếu tố trong một phương trình lớn hơn nhiều. Thứ nhất, hiệu quả của ASBM trong thực tế phụ thuộc vào hệ thống bắt bám mục tiêu và trinh sát toàn diện.

“Như các dữ liệu tại bốn buổi triển lãm gần nhất ở Chu Hải  mà tôi tham dự đã gây ấn tượng với tôi, rõ ràng Trung Quốc đang làm việc siêng năng để phát triển các năng lực như vậy. Nhưng đây vẫn là một công việc đang được tiến hành, chưa được xác thực cụ thể về các khía cạnh quan trọng. Thứ hai, các biện pháp đối phó ngày càng tăng của Mỹ khiến đây ít nhất là một cuộc cạnh tranh hai mặt”.

Theo ông Erickson, hải quân Mỹ đã rất coi trọng mối đe dọa này; cả về hệ thống tiêu diệt cứng và tiêu diệt mềm. Chắc chắn còn nhiều việc phải làm, nhưng Mỹ đang ngăn chặn mối đe dọa bằng nhiều biện pháp đối phó mạnh mẽ.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô Nikolai Ogarkov từng gọi cuộc đấu dạng này là “phép biện chứng của phủ định trong các vấn đề quân sự”. Theo cách nói của người Mỹ: "Kẻ thù có một phiếu."

Các "phiếu" của quân đội Mỹ cho đến nay bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, Standard Missile-6 và các hệ thống tác chiến điện tử có khả năng khiến các ASBM đang bắn tới bị nhầm lẫn mục tiêu thật với các mục tiêu giả.

MỚI - NÓNG