TPO - Các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D và DF-26B của Trung Quốc hồi tháng 8 và những tiết lộ gần đây nói rằng một loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” như vậy đã bắn trúng một tàu viễn dương, đã khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ đặt câu hỏi: Liệu nước Mỹ có sẵn sàng đối đầu với ASBM của Trung Quốc hay không?
TPO - Các báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ra rằng không quân Mỹ có kế hoạch mở một căn cứ không quân lớn mới trên đảo Tinian, với lý do được suy đoán rộng rãi là nhằm thay thế cho căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam nếu nổ ra chiến tranh.
TPO - Hải quân các nước đang chạy đua để phát triển tên lửa siêu vượt âm có thể thay đổi nhịp độ của chiến tranh hải quân. Nga sẽ triển khai tên lửa siêu vượt âm Zircon trên tàu chiến và tàu ngầm. Hải quân Mỹ đã bắt đầu chế tạo tàu lượn siêu âm (c-HGB) cho các tàu khu trục của họ. Trong khi đó, vũ khí siêu vượt âm mới nhất của Trung Quốc là một thứ hoàn toàn khác; nó được phóng từ trên không.
TPO - Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Hải quân Trung Quốc, chính thức được gọi là PLAN (Hải quân Giải phóng quân Nhân dân), có thể đưa tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) lên các tàu tuần dương mới của họ.
TPO - DF-26 là tên lửa sát thủ hàng đầu của Trung Quốc. Tên lửa dài 12,8m, được phóng từ một bệ phóng tự hành di động (TEL), có thể mang đầu đạn hai tấn - thông thường hoặc hạt nhân – tầm bắn 4.000km.
TPO - Liệu các tàu tấn công đổ bộ sàn lớn được trang bị tiêm kích F-35 và di chuyển nhanh hơn có nên được sử dụng làm tàu sân bay mini? Các tàu sân bay trong tương lai có nên được chế tạo nhỏ hơn, nhanh hơn và ít bị tên lửa đối phương "nhắm mục tiêu" hơn không?
TPO - Tàu sân bay đầu tiên của hải quân Nhật Bản trong 75 năm gần như đã sẵn sàng để triển khai. Một bức ảnh xuất hiện trên Twitter hôm thứ Tư cho thấy tàu sân bay trực thăng Izumo đang tiến hành sửa đổi cho các hoạt động của máy bay cánh cố định tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Marine United ở Yokohama, Nhật Bản.
TPO - Hải quân Mỹ có thể giới hạn việc sản xuất các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford chỉ ở mức 4 tàu, và sẽ có những tàu chở máy bay rẻ hơn, nhỏ hơn thay thế chúng từ những năm 2030.
TPO - Bối cảnh của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ra đời năm 1988 với Liên Xô (sau là Nga) đã xác tín các đánh giá trước đó rằng quyết định của Washington chủ yếu bắt nguồn từ các diễn tiến ở Đông Bắc Á, khu vực tập trung chiến lược mới của quân đội Mỹ, chứ không phải các diễn tiến ở châu Âu hay Nga.