Vì sao Trung Quốc phóng 'sát thủ tàu sân bay' DF-26B từ cao nguyên Thanh Hải?

“Sát thủ tàu sân bay” DF-26B
“Sát thủ tàu sân bay” DF-26B
TPO - Quân đội Trung Quốc vừa rồi được nói là đã phóng một quả DF-21D và một quả DF-26 ra Biển Đông. Nhưng theo National Interest, các bản tin về vụ thử tên lửa gần như không đi sâu vào chi tiết vụ phóng DF-26 xuất phát từ cao nguyên Thanh Hải, sâu trong vùng đất hẻo lánh Tây Bắc Trung Quốc.

Các bản tin về các vụ thử tên lửa chỉ ra rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo DF-26 mới đây xuất phát từ Thanh Hải, sâu trong vùng Tây Bắc Trung Quốc. Điều này khiến Washington và khu vực chú ý rằng quân đội Trung Quốc (PLA) có thể tấn công các tàu đối phương trong khi lực lượng tên lửa của họ hầu như không thể bị phản công.

Tuần vừa rồi, Lầu Năm Góc đã công bố bản tin thường niên mới nhất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cảnh báo rằng PLA đã tích lũy “một lượng khí tài quân sự mới đáng kinh ngạc”. Các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D và DF-26B đều có một biến thể diệt hạm. Bản tin ước tính tầm bắn của tên lửa DF-21D là hơn 1400km. Trong khi đó, DF-26 được cho là có thể tấn công tàu ở khoảng cách 4.000km.

Toàn bộ Đông Nam Á và xa hơn nữa, nằm trong tầm bắn của tên lửa này.

PLA vừa rồi được nói là đã phóng một quả DF-21D và một quả DF-26 ra Biển Đông trong những ngày trước khi báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được công bố. Các vụ thử tên lửa được tiến hành ngay sau khi hai lực lượng viễn chinh tàu sân bay của hải quân Mỹ đi qua biển Đông thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng theo National Interest, các bản tin về vụ thử tên lửa gần như không đi sâu vào chi tiết vụ phóng DF-26 xuất phát từ cao nguyên Thanh Hải, sâu trong vùng đất hẻo lánh Tây Bắc Trung Quốc. Điều này là rất đáng kể. Nó khiến Washington và khu vực chú ý rằng PLA có thể nhắm mục tiêu vào các tàu đối phương trong khi lực lượng tên lửa của họ hầu như không thể bị phản công.

Tên lửa DF-21D và DF-26 được bắn từ xe tải, khiến chúng khó bị phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhưng việc định vị chúng ở sâu trong lục địa phải cộng thêm một lớp khó khăn chính trị. Các giám sát viên của PLA rõ ràng đang bất chấp khả năng kẻ thù tiềm tàng tấn công vào nội địa Trung Quốc, gây phẫn nộ cho người dân Trung Quốc, điều có lợi cho Bắc Kinh về mặt chính trị. Việc đưa ra mệnh lệnh tấn công các địa điểm ven biển là khó khăn đối với bất kỳ chỉ huy nước ngoài nào. Đưa ra lệnh mạo hiểm tấn công sâu vào nội địa lại càng khó. Đó là yếu tố làm người ta có thể thoái chí.

Trong trường hợp của Mỹ và Trung Quốc, thứ đang được tranh luận là ai sẽ thắng trong một cuộc chiến ở Thái Bình Dương.

“Việc triển khai tàu sân bay của Mỹ thông báo với Trung Quốc và khu vực rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ tự do trên biển trước sự vô pháp của Trung Quốc. Việc bắn tên lửa đạn đạo chống hạm là hành động phản pháo của các chỉ huy PLA. Đó là cách họ thông báo rằng Trung Quốc hiện cai trị vùng biển và bầu trời Biển Đông và có thể trục xuất Hải quân Mỹ nếu Tập Cận Bình và các cố vấn của ông ta ra lệnh”, James Holmes, chuyên gia đến từ Học viện Hải chiến Mỹ viết trên National Interest.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn “một nguồn tin thân cận” với PLA cho biết DF-26B đã được bắn vào khu vực phía bắc biển Đông từ tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.

Họ nói một tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D cũng được phóng từ tỉnh Chiết Giang ở phía đông.

Từ địa điểm phóng ở Thanh Hải vào vùng mục tiêu ở Biển Đông, “sát thủ tàu sân bay” sẽ cơ động trong hành trình 2.500 km, trong khi khoảng cách từ Chiết Giang đến điểm mục tiêu của DF-21D là khoảng 1.600 km.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.