Mừng hay lo?

Mừng hay lo?
TP - Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2014 tăng 0,55% so với tháng 1, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2002 tới nay.

Đối với nhiều người, mức tăng thấp này là ngạc nhiên, bởi tháng 2 thường trùng với Tết Nguyên đán và theo thông lệ,nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thường tăng đột biến kéo theo giá tăng, nên CPI tháng 2 thường tăng cao nhất trong năm. Tuy nhiên, CPI tháng 2 năm nay, mức tăng được đánh giá là thấp nhất. Thậm chí thấp hơn tăng CPI tháng 1/2014 (tăng 0,69%).

Tất nhiên, theo quy luật kinh tế, giá tăng hay giảm thì vẫn sẽ có những nhóm người bị thiệt và những người khác được hưởng lợi. Tuy nhiên, ai được hưởng lợi, ai bị thiệt và tổng thể nền kinh tế được gì, mất gì, chỉ có thể được giải đáp khi nguyên nhân của sự tăng/giảm giá, sự lên xuống của chỉ số CPI được chỉ ra rõ ràng.

Từ góc độ những nhà bán lẻ, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, do thu nhập của người dân giảm, các hộ gia đình không còn mạnh tay mua sắm như trước đây. Ý kiến của vị này ít nhiều nhận được sự tán đồng của một số chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bà Loan cũng lại cho rằng, giờ người dân chơi Tết nhiều hơn ăn Tết, nên ít mua sắm, tích trữ như các năm; chuyển sang du lịch hoặc các hình thức vui chơi khác. Vậy có nghĩa chưa hẳn do thu nhập giảm, hay vì nền kinh tế khó khăn mà người dân giảm chi tiêu.

Nhưng điều quan trọng hơn, việc CPI tháng 2 tăng thấp nhất trong nhiều năm có lợi hay có hại cho nền kinh tế và đa số người dân? Về lý thuyết, khi CPI giảm, là sức mua giảm, thu nhập giảm và kéo theo là sản xuất đình đốn, ảnh hưởng công ăn việc làm… Tuy nhiên, chưa hẳn tung ra một gói kích thích kinh tế hay cứu trợ đã là việc tốt cho đa số người dân, bởi chưa chắc đa số được hưởng lợi, không những thế thay vào đó là lạm phát, mà cụ thể là giá cả tăng trong khi thu nhập của đại bộ phận người dân không tăng. Hơn nữa, có chuyên gia cho hay xét về toàn thể, vấn đề là tổng cầu hàng hóa giảm, mà tổng cầu giảm chưa hẳn là do người dân thiếu tiền mua sắm.

Do vậy, có thể nói, sự kiện chỉ số CPI giảm thấp vẫn cần phải theo dõi thêm và mỗi biện pháp can thiệp của chính quyền vẫn luôn cần cân nhắc đến yếu tố lợi ích của đa số người dân.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.