Bệnh nhân có các triệu chứng như đau đầu, sốt, chảy nước mũi, khó thở và ho thường được chẩn đoán bị viêm xoang hoặc viêm phế quản.
Những bệnh về đường hô hấp nếu thường xuyên tái phát sẽ phải điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh. Viêm xoang và viêm phế quản có hai dạng, đó là dạng cấp tính là tạm thời và mãn tính đòi hỏi phải chăm sóc thường xuyên.
Trong giai đoạn cấp tính, họ có thể được điều trị bằng thuốc thảo dược tạm thời cho đến khi các triệu chứng biến mất. Tuy nhiên, trong giai đoạn mãn tính, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra kĩ lưỡng hơn để có biện pháp điều trị phù hợp
Nguyên nhân của viêm xoang và viêm phế quản có thể là do vi khuẩn, virus hoặc sinh vật, nấm hoặc thậm chí các chất gây dị ứng.
Viêm xoang có đặc trưng chủ yếu là chảy nước mũi, mũi đặc, tắc nghẽn đường mũi và khó thở, cảm giác áp lực bên trong các hốc xoang.
Để phân biệt viêm xoang với cảm lạnh thông thường, người ta thường dựa vào những dấu hiệu quan trọng. Ở người lớn, viêm xoang cấp tính có thể là lúc bạn thấy nước mũi chảy ra có màu đục, hoặc nó trôi vào họng khiến bạn nghẹt mũi, khó thở và đau vùng mặt (như là đau xung quanh mắt hoặc đau đầu), hoặc cả hai. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt và đau răng.
Ở trẻ em, dấu hiệu nhiễm trùng xoang thường là hơi thở hôi, ho và trẻ nhăn nhó vào ban ngày. Tuy nhiên, trẻ có thể không sốt, đau mặt hay đau đầu. Viêm xoang cấp tính có thể bị sốt cao và ớn lạnh, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi do nhiễm trùng vi khuẩn lây lan đến các khu vực hô hấp khác.
- Tình trạng xấu đi: Có thể mấy ngày đầu bạn cảm thấy khỏe hơn nhưng sau đó lại thấy tệ hơn gấp hai lần, thậm chí là rất khó chịu thì đó hoàn toàn có thể chẩn đoán là viêm xoang do vi khuẩn. Thông thường, khi nhiễm virus thường gây cảm lạnh sưng và tắc trong mũi. Do tắc mũi không được điều trị triệt để mà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và di chuyển đến các xoang gây nặng hơn.
- Bệnh trầm trọng hơn: Bệnh trầm trọng hơn thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể sốt cao trên 40 độ C, đau đầu dữ dội, chảy nước mũi liên tục.
Các biện pháp khắc phục viêm xoang dựa trên cơ sở trên các triệu chứng hơn là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng bởi vì không có phương pháp điều trị hiệu quả thực sự cho bệnh này.
Có trường hợp, bệnh nhân bị viêm xoang, mũi chảy nhiều xuống họng gây ho, ngứa họng. Có trường hợp bệnh nhân thấy khó thở, đổ mồ hôi và cảm thấy đắng miệng, rộp lưỡi hoặc có cảm giác nóng lạnh thất thường.
Trong bất kì trường hợp nào, người bệnh hoặc nghi bị bệnh viêm xoang đều cần đi khám bác sĩ tránh để bệnh phát triển quá nặng. Bệnh nhân bị xoang có thể giảm các cơn đau và các triệu chứng khác bằng cách đơn giản tạm thời như dùng thuốc xịt mũi steroid và rửa mũi bằng nước muối sinh lý…
Trong bất kì trường hợp nào, người bệnh hoặc nghi bị bệnh viêm xoang đều cần đi khám bác sĩ tránh để bệnh phát triển quá nặng.
Một số lưu ý phòng bệnh viêm xoang trong mùa đông:
Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh. Cần tăng bữa đối với trẻ em và người già, các thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm, giảm bớt lượng nước.
Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Khi nhiễm lạnh ở người bị bệnh viêm xoang mãn tính sẽ dễ bùng phát. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng.
Tránh tiếp xúc không khí lạnh: Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng. Bạn cũng có thể dùng nước mũi sinh lý 0,9% để vệ sinh tai mũi.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Cần hạn chế đến mức thấp nhất các thói quen xấu như hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm xoang mãn tính; giảm bớt rượu, bia vì khi uống rượu tạo nên cảm giác nóng, người uống thường cởi bỏ áo quần nên dễ bị viêm mũi, viêm xoang. Hoặc bia thường uống với đá rất dễ gây viêm họng, viêm xoang, viêm phổi.