TPO - Nước nổi tràn băng các cánh đồng dọc tuyến biên giới Tây Nam cũng là thời điểm buôn lậu qua biên giới đường bộ, đường thủy phức tạp nhất trong năm.
TP - Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước.
TPO - Mưa nhiều, một số vùng trũng ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) ngập sâu không thể canh tác lúa. Nước ngập, cây súng mọc dại khắp các cánh đồng rồi nở hoa về đêm, được người dân gọi với tên bông súng “ma”. Việc thu hoạch bông súng "ma" có cuống dài tới vài mét mang lại nguồn thu nhập cho không ít người dân mùa nước nổi.
TPO - Nông nghiệp tuần hoàn “lúa - cá” tại Thái Lan sản xuất ra sản phẩm lúa hữu cơ luôn bán giá cao hơn thị trường nhiều lần và thích nghi với biến đổi khí hậu.
TP - Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng kiệt quệ, thời gian gần đây, nhiều nơi ở ĐBSCL đã xuất hiện các mô hình tận dụng mùa lũ làm du lịch. Đây là nét đặc trưng “có một không hai” của mùa nước nổi, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
TP - Đang vào chính vụ mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mực nước đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp thấp hơn năm ngoái gần 1 mét. Nước lũ thấp kéo theo nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt khiến đời sống người dân sống dựa vào mùa nước nổi đầy vơi theo con nước…
TPO - Năm nay, lũ thấp kéo theo sản lượng cá, tôm ở đầu nguồn lũ An Giang ít hơn so với mọi năm. Tuy nhiên mỗi ngày, ở vùng biên An Giang, hàng chục tấn sản vật mùa nước nổi được người dân mua bán, vẫn tạo nên không khí nhộn nhịp thường thấy.
TP - Giá gạo xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp cũng tăng giá thu mua lúa, nhưng nhiều nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn gặp cảnh hòa vốn hoặc lỗ do nhiều chi phí tăng cao.
TPO - Hiện đang thời điểm vụ Thu Đông (còn gọi vụ 3) ở Đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là vụ có diện tích lúa gieo trồng ít nhất trong năm. Những năm gần đây diện tích lúa vụ này có xu hướng giảm, thay vào đó người dân để nước tràn đồng, nuôi cá, mưu sinh theo sản vật mùa nước nổi.
TPO - Nước vẫn lên, tràn khắp những cánh đồng phủ một màu trắng bạc. Nhưng, tôm cá chẳng còn là bao, bóng dáng người dân và ngư cụ thưa vắng hơn, mùa nước nổi miền Tây và sinh kế đi kèm đang dần 'lụi tàn' những bản sắc.
TP - Năm nay lũ về muộn, đúng hơn là không còn lũ nữa, khiến những người sống bằng nghề câu lưới lao đao. Các làng nghề phục vụ mùa nước nổi cũng chung cảnh vắng vẻ, đìu hiu.
TP - Nhớ những mùa lũ năm trước, nước tràn đồng mang đầy ắp sản vật tôm cá, vùng “rốn lũ” cũng nhộn nhịp hẳn lên, bởi đâu đâu cũng tấp nập ghe xuồng đánh bắt. Tuy nhiên, với mùa lũ cạn hiện nay, nguồn thủy sản khan hiếm thì các loại thủy sinh, trong đó có cây điên điển đã trở thành “cứu cánh”, đem lại thu nhập chính cho bà con.
TP - Mùa nước nổi (mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long) năm nay đến muộn, nước lên nhanh hơn. Bà con đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền hối hả mưu sinh theo con nước.
TPO - Sau bao ngày mong mỏi, mùa nước nổi (hay còn gọi mùa lũ) rồi cũng đã về với bà con đầu nguồn Cửu Long. Dù đến hơi muộn so với mọi năm, sản vật cũng không còn dồi dào như trước, nhưng vẫn còn đó nét đặc trưng hiếm có của đời sống người dân miền Tây mùa nước lên.
Vẫn còn đó vẹn nguyên nét đẹp của khu rừng Tràm đẹp nhất Việt Nam qua nhiều thập niên. Năm nay, con nước đầu mùa tuy đổ về muộn hơn so với nhiều năm trước nhưng cũng kịp tái hiện lại vẻ đẹp lung linh tuyệt vời của thủ phủ tràm Việt Nam. Trong 2 ngày nghỉ Lễ 2/9 vừa qua, Rừng Tràm Trà Sư đã đón hơn 5.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng nét đẹp tươi xanh của “bảo tàng tràm nguyên sinh”.
TPO - Cuối tháng 7 này ở đầu nguồn lũ miền Tây, nước vẫn trong xanh lạ thường, thay vì không đục ngầu phù sa như mọi năm. Người miền Tây trông ngóng mà mãi chưa thấy cảnh con nước lớn, con nước rồng.
TP - Kiệt khô mùa nước nổi khiến người dân vạn chài miền Tây “mắc cạn”, trong muôn vàn khó khăn, phải từ bỏ ruộng vườn để đi làm thuê làm mướn. Lối thoát nào cho người dân vẫn là câu hỏi không dễ trả lời.
TP - Mùa nước nổi ở miền Tây cạn dần theo thời gian. Mấy năm nay, người dân sống dựa vào mùa nước nổi đang liêu xiêu toan tính kế sinh nhai. Cảnh xóm làng nhộn nhịp, hối hả chuẩn bị cho một mùa làm ăn giờ sao mà xa lắc...
Từ túp lều che nắng trong vườn, cụ Dương dựng lên căn chòi 9 tầng, cao chót vót trên ngọn cây. Hàng ngày, ông lão trèo lên tầng cao nhất để nằm võng nghe chim hót và hóng gió.
Các loại chim bẫy ngoài tự nhiên như cu đất, gà nước hay các loài nằm trong danh sách cần bảo vệ như trích cồ, điêng điểng bày bán tràn ngập hai bên đường Thạnh Hoá (Long An).
TP - Tối 30/8, Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên lần thứ 8 đã khai mạc ở bến nước trước Thánh đường Hồi giáo xã Nhơn Hội (An Phú, An Giang).