Mỗi ngày dân Sài Gòn sắm 100 ô tô, 1000 xe máy

Nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại của người dân ngày một lớn trong khi đường xá, cơ sở hạ tầng giao thông tại TPHCM vẫn chưa mở rộng, hoàn thiện dẫn đến tình trạng kẹt xe mỗi ngày. Ảnh Việt Văn.
Nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại của người dân ngày một lớn trong khi đường xá, cơ sở hạ tầng giao thông tại TPHCM vẫn chưa mở rộng, hoàn thiện dẫn đến tình trạng kẹt xe mỗi ngày. Ảnh Việt Văn.
TPO - Đây là những con số được Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TPHCM) thống kê và dự báo trong thời gian tới con số này sẽ không ngừng tăng lên. 

Ngày 5/1, trung tá Huỳnh Trung Phong, phó Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TPHCM) cho biết, trong năm 2015 vừa qua người dân thành phố đã đăng ký mới gần 323.000 xe gắn máy, 49.000 ô tô các loại. Trung bình mỗi ngày có gần 1000 xe gắn máy, hơn 100 xe ô tô được đăng ký mới.

Ông Phong cũng cho biết thêm hiện nay toàn thành phố có hơn 7.4 triệu phương tiện tham gia giao thông. Với nhu cầu hiện nay thì trong thời gian sắp tới, lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng lên nhiều, trong khi đó, diện tích mặt đường, cùng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa được mở rộng, xây mới khiến tình trạng kẹt xe, ùn tắt sẽ vẫn diễn ra hàng ngày.

Trong thời gian từ đây đến tết, CSGT sẽ bố trí lực lượng túc trực ở các điểm nóng để giải tỏa các điểm ùn ứ, kẹt ở các điểm nóng giao thông như các ngã tư, đặc biệt là hai địa điểm xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái (quận 2). 

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.