Môi giới chứng khoán giàu lên nhờ khủng Ukraine

Trong khi các ngân hàng Nga thua lỗ do căng thẳng Ukraine, giới môi giới chứng khoán lại có cơ hội ăn nên làm ra.

Alexander Antipov, một chuyên gia môi giới chứng khoán tại Nga cho biết, anh đang được tận hưởng một kỳ nghỉ mà anh hằng mơ ước suốt 20 năm, tới những bãi biển đầy cát trắng ở Acapulco, Mexico, tránh xa cái giá rét mùa đông Matxcơva.

Môi giới chứng khoán giàu lên nhờ khủng Ukraine ảnh 1

Tuy nhiên, ngay khi Antipov, trưởng bộ phận kinh doanh tại công ty môi giới chứng khoán Veles Capital cùng gia đình đặt chân đến khách sạn Park Royal hồi tháng trước, chuông điện thoại của anh không ngừng rung lên. 

Khách hàng của anh tỏ ra lo ngại động thái can thiệp vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin và họ muốn biits có nên bán ra khi cổ phiếu lao dốc hay không. Lịch làm việc của Antipov do thế mà bị đảo lộn, đêm làm, ngày ngủ. Anh thực hiện giao dịch vào buổi tối từ ban công của khách sạn để không làm lũ trẻ thức giấc khi thị trường chứng khoán Nga mở cửa cách đó khoảng 7.000 dặm. “Hầu hết khách hàng của tôi đều bán ra. Chỉ số ít có động lực mua vào”, Antipov trả lời phỏng vấn hôm 15/4 cho biết.

Khủng hoảng Ukraine khiến 2014 trở thành năm bận rộn và cũng hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các công ty môi giới chứng khoán Nga.

Lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư bị ảnh hưởng bởi nguồn thu từ phí dịch vụ giảm trong bối cảnh các thương vụ làm ăn, giao dịch giảm đáng kể do lo ngại bất ổn Ukraine, căng thẳng Nga-phương Tây.

Trong khi đó, lượng giao dịch cổ phiếu trung bình tại 50 công ty môi giới chứng khoán của Nga tăng gần gấp đôi trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3, và tiếp tục tăng trong tháng 4 này, theo dữ liệu từ sàn giao dịch chứng khoán Matxcơva OAO. Cụ thể lượng cổ phiếu trao tay trung bình mỗi ngày trên sàn Matxcơva 3 tuần đầu tháng 4 này khoảng 107 tỷ cổ phiếu, với tổng giá trị gần 596 tỷ rúp, so với hồi tháng 1 và tháng 2 là 86 tỷ cổ phiếu.

Chỉ số đánh giá biến động cổ phiếu RTS trên thị trường chứng khoán Nga tăng hơn 2 lần so với hồi tháng 12 năm ngoái ngay cả khi rớt từ mốc cao nhất 5 năm hôm 3/3.

“Biến động thị trường luôn gắn liền với sự gia tăng khối lượng giao dịch và cơ hội cho các ngân hàng đầu tư. Khủng hoảng là thời điểm của cơ hội. Đây là cơ hội để ăn nên làm ra”, Igor Vayn, giám đốc điều hành tại Renaissance Capital, nhận định. Lượng giao dịch cổ phiếu của công ty này đã tăng tới 76% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 3.

Những biến động giá cả gần đây cũng như sự tăng đột biến các giao dịch cũng giống như những gì đã xảy ra khi Nga đưa quân vào Georgia tham chiến năm 2008. Ngay phát súng đầu tiên nổ ra tại Nam Ossetia, thị trường bán tháo.

Luis Saenz, giám đốc kinh doanh cổ phiếu tại BCS Financial Group ở London cho rằng, các công ty môi giới ăn nên làm ra lúc này có thể cho thấy rằng Nga đã không thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng trên thị trường, cũng như không thể chứng minh cho nhà đầu tư rằng thị trường vốn vẫn an toàn.

Theo Theo Bloomberg, Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.