Minh bạch, công khai tiền công đức

0:00 / 0:00
0:00
Thông tư hướng dẫn về quản lý tiền công đức nhằm mục đích yêu cầu công khai, minh bạch tiền công đức Ảnh: HOÀNG MẠNH THẮNG
Thông tư hướng dẫn về quản lý tiền công đức nhằm mục đích yêu cầu công khai, minh bạch tiền công đức Ảnh: HOÀNG MẠNH THẮNG
TP - Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đang nhận được phản hồi trái chiều.

Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Một số người cho rằng thông tư này chưa thỏa đáng khi nhà nước đứng ra quản lý tiền công đức.

Các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa cơ sở, di sản lại giải thích rằng, thông tư này thực chất hướng tới đảm bảo nguyên tắc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, phù hợp với nguyện vọng của nhà tài trợ, quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư được soạn thảo để hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Đối với lễ hội, di tích có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, các đơn vị phải thực hiện đúng nội dung chi, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Dự thảo Thông tư gồm 7 điều, đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý và sử dụng di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (cơ sở quản lý di tích); cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2 nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất. Theo Thông tư hướng dẫn, việc công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội mang tính tự nguyện; không được ép buộc tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ; không được coi việc công đức, tài trợ là điều kiện để tổ chức lễ hội hoặc cung cấp quyền tham gia, tham quan, du lịch, nghiên cứu lễ hội, di tích; không được quy định mức bình quân, mức tối thiểu công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội.

Không tiếp nhận tiền công đức, tài trợ kèm theo các điều kiện làm sai lệch bản chất, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống của lễ hội; làm sai lệch kiến trúc di tích, xâm hại cảnh quan, danh lam thắng cảnh và vi phạm quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Không được lợi dụng việc tổ chức lễ hội, quản lý và sử dụng di tích nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.

Thông tư cũng đưa ra quy định tiền công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội không thuộc sở hữu cá nhân và không phản ánh vào ngân sách nhà nước “được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích sử dụng cho các hoạt động lễ hội, quản lý và sử dụng di tích theo quy định tại Thông tư này.

Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp nguyện vọng của nhà tài trợ, quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo”.

MỚI - NÓNG