Lý do nhà giàu Sài Gòn rót tiền tỷ đầu tư dãy trọ cho thuê

Tầng lớp trung lưu và giới nhà giàu Sài Gòn đang "phát sốt" với mô hình đầu tư phòng trọ cho thuê, hình thành thị trường buôn các dãy phòng trọ đầy sôi động.
Tầng lớp trung lưu và giới nhà giàu Sài Gòn đang "phát sốt" với mô hình đầu tư phòng trọ cho thuê, hình thành thị trường buôn các dãy phòng trọ đầy sôi động.
Xây phòng trọ và buôn khối tài sản này là kênh đầu tư chưa bao giờ lỗi thời, vừa có nguồn thu cho thuê, vừa kỳ vọng giá đất tăng.

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát - Nguyễn Mạc Hoài Nam - đánh giá, thị trường đầu tư bất động sản cho thuê, điển hình là phòng trọ có giá trị bạc tỷ đang được tầng lớp trung lưu và giới nhà giàu ưa chuộng. Theo chuyên gia này, có 5 lý do cơ bản tạo nên sức hút đặc biệt của mô hình đầu tư này.

Chưa bao giờ lỗi thời

Nhu cầu thuê phòng trọ luôn rất cao tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố đông dân như Sài Gòn, nguồn cầu có thể tăng vượt ngưỡng dự đoán do di dân cơ học quá mạnh mẽ. Với tốc độ tăng dân số nhanh (hằng năm tăng thêm trên 200.000 người), tốc độ đô thị hóa mạnh tạo nên một lượng nhu cầu về nhà ở rất lớn. Thị trường cho thuê này vì vậy chưa bao giờ lỗi thời sẽ còn phát triển trong nhiều thập niên tới. Để phục vụ nhu cầu thật và khả năng chi trả khá đa dạng của khách thuê, thị trường cũng hình thành rất nhiều phân khúc từ bình dân đến trung – cao cấp. Phòng bình dân (800.000 đến 1,5 triệu đồng một tháng). Phòng cho thuê trung cấp (2-4 triệu) và phòng cho thuê cao cấp đầy đủ tiện nghi (từ 5 triệu trở lên).

Rủi ro thấp

Xây phòng trọ cho thuê được đánh giá là kênh đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Nhiều người thuộc tầng lớp từ trung lưu trở lên sẵn tiền nhàn rỗi nhưng không muốn mất thời gian, công sức quản lý hoặc muốn tránh trượt giá đã chọn hình thức đầu tư ăn chắc mặc bền này. Với đặc tính không dùng đòn bẩy tài chính hoặc nếu có vay để đầu tư kênh cũng ở ngưỡng dưới 50%, nhóm nhà đầu tư trường vốn này có thể kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận với tính ổn định rất cao.

Nhàn rỗi

Giới nhà giàu Sài Gòn khi kinh doanh khu nhà trọ cho thuê thường không bỏ quá nhiều công sức vì đa phần đều áp dụng hình thức cho thuê cả block. Trên thực tế, không ít người tham gia kênh đầu tư này sẵn sàng giao khoán cho một đơn vị trung gian quản lý phòng trọ. Giá thuê sỉ thấp hơn giá thuê lẻ khoảng 10% nhưng bù lại, họ có mô hình kinh doanh nhàn rỗi để tiền đẻ ra tiền. Bằng cách này, hằng tháng nhà đầu tư có thể thu về dòng tiền ổn định mà không cần mất thời gian, công sức hay bận tâm đến những vấn đề phát sinh khi quản lý dãy phòng trọ vì đã có đối tác trung gian đứng ra làm thay.

Ôm đất chờ tăng giá

Đa phần những người đầu tư phòng trọ cho thuê có mục tiêu giữ đất như một cách tích lũy, để dành tài sản có giá trị. Họ hoặc đã có sẵn nhà, đất từ trước nay chỉ việc đầu tư xây dựng mới, sửa sang lại để khai thác hoặc tìm mua đất để phát triển dãy phòng trọ. Các nhà đầu tư có mục tiêu ôm đất để dành khi xây nhà trọ cho thuê thường không bán tài sản trong ngắn và trung hạn mà sẽ giữ bằng mọi giá. Thời gian ôm đất để dành có thể tính bằng thập niên hoặc lâu hơn. Bài toán phổ biến thường thấy là trong quá trình khai thác cho thuê, doanh thu, lợi nhuận và các khoản khấu hao sẽ được tính vào công trình hiện hữu. Riêng quỹ đất được xem như một cơ hội đầu tư thứ hai (đầu tư kép), đó là chờ tăng giá theo thời gian.

Miễn nhiễm với các cơn khủng hoảng

Bất chấp điều kiện lên xuống của thị trường địa ốc, hằng tháng một nhà đầu tư phòng cho thuê lúc nào cũng thu được dòng tiền đều đặn nếu giá cả tương xứng với vị trí và việc điều phối cho thuê đã vào guồng. 3 nhu cầu: ăn, mặc, ở được xem là thiết yếu của con người. Vì vậy bất động sản nhà ở cho thuê tại các đô thị lớn thường duy trì được công suất khai thác rất cao, thậm chí còn tăng giá thuê theo chu kỳ 1-2 năm một lần. Mô hình đầu tư dãy phòng trọ cho thuê cũng được xem là kênh trú ẩn an toàn của dòng vốn nhàn rỗi trước những cơn khủng hoảng bất động sản nói riêng và khủng hoảng kinh tế nói chung.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.