TP - Khoa Thận nhân tạo tại các bệnh viện đang tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân trẻ tuổi phải lọc máu, lọc màng bụng để duy trì sự sống vì suy thận giai đoạn cuối.
TPO - Tết đến, khi mọi người đều sum vầy bên gia đình, những bệnh nhân chạy thận vẫn phải bám trụ lại các bệnh viện để lọc máu duy trì sự sống. Bởi nếu bỏ không chạy thận, họ có nguy cơ nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.
TPO - Cơ thể có biểu hiện sốt, đau mỏi cơ thay vì đến bệnh viện thăm khám, nam thanh niên đã tự đi mua thuốc về điều trị. Đến ngày thứ 4 bệnh nhân tiểu ra máu phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.
TPO - Bệnh nhân 31 tuổi bị ngừng tuần hoàn hai lần do sốc tim biến chứng suy đa tạng đã được cứu sống nhờ kĩ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ECMO kết hợp lọc máu liên tục.
TPO - Bốn mẹ con ở Quảng Nam đi xe máy về ngoại để chơi lễ thì không may bị đàn ong vò vẽ đốt phải nhập viện, trong đó cháu bé 3 tuổi bị đốt hơn 50 mũi.
TP - Thực ra ngõ 121 Lê Thanh Nghị chưa gọi là quá nhỏ, vì vẫn đủ cho hai người đi xe máy tránh nhau mà không phải nhăn nhó xuống dắt xe. Nhưng xét theo nghĩa khác thì hiếm nơi nào tại Hà Nội hẹp được như con ngõ này. Vì một khi đã dọn vào ở, là chấp nhận gắn chặt cuộc đời mình dưới những mái tôn lụp xụp ấy.
TPO - Liên quan vụ việc một người tử vong, nhiều người phải nhập viện cấp cứu sau khi dự đám tang ở Cà Mau, qua xác minh bước đầu, ngành chức năng ghi nhận có khoảng 300 người dự đám tang; mẫu rượu ở đám tang dương tính với methanol.
TPO - Liên quan vụ nhiều người nghi bị ngộ độc rượu ở đám tang phải nhập viện cấp cứu tại Cà Mau, chiều 27/4, thêm một người có biểu hiện mắt mờ, phải nhập viện lọc máu.
TPO - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Đặng Minh Thông giao Sở Y tế làm tờ trình xin chủ trương bố trí vốn sửa chữa máy lọc máu tại Bệnh viện Bà Rịa, Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí, trong ngày 15/11.
TPO - Việt Nam có 350 đơn vị chạy thận nhân tạo với nguồn nhân lực 3.500 nhân viên y tế, số máy chạy thận nhân tạo là hơn 5.500 máy nhưng đang thực hiện lọc máu cho khoảng 33.000 bệnh nhân. Đáng chú ý, bệnh nhân suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa.
TPO - Sau khi uống rượu, người đàn ông ngất xỉu ngoài đường được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và xác định bệnh nhân bị ngộ độc cồn công nghiệp, nguy cơ suy đa cơ quan, đe dọa tính mạng.
TPO - Bị sốt xuất huyết tấn công trên nền cơ địa hậu COVID-19, cậu bé 15 tuổi rơi vào nguy kịch vì cơn bão Cytokin. Sau 2 tuần nỗ lực lọc máu liên tục và điều trị tích cực các bác sĩ đã đưa bệnh nhi từ cõi chết trở về.
TPO - Người nhà bệnh nhân cho rằng người thân của gia đình qua đời đã lâu nhưng bệnh viện không thông báo trong khi đó bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khẳng định, đây chỉ là sự hiểu lầm.
TPO - Ngày 7/1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM đã chính thức đưa khoa COVID-19 điều trị cho bệnh nhi với quy mô 150 giường, đi vào hoạt động. Đây là giải pháp thích ứng an toàn trong tình hình mới, sống chung với dịch bệnh.
TPO - Để duy trì hiệu quả và tính bền vững trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Trung tâm Hồi sức của Bệnh viện Trung ương Huế tại TPHCM sẽ "đảo quân" tiếp tục hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ nay đến cuối năm. Sự phối hợp chặt chẽ của ngành y tế đang nâng cao hiệu quả cứu chữa cho nhóm bệnh nhân nặng và nguy kịch.
TPO - Gấp rút thiết lập và đưa vào sử dụng chỉ trong thời gian 2 tuần, Trung tâm Hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đã góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại TPHCM. Sáng nay 15/10, Trung tâm đã chính thức chuyển giao và rút quân về địa phương sau 77 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng đại dịch.
TPO - Khoác trên mình bộ đồ bảo hộ y tế cấp 4, các điều dưỡng, bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy bước vào ca trực chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch kéo dài từ 21 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau. Dù mệt mỏi, đôi khi kiệt sức nhưng họ vân cố gắng làm việc với hy vọng cứu sống được thật nhiều người, dịch bệnh sớm bị đẩy lùi.
TP - Nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bị cách ly giám sát COVID-19 thoát khỏi nguy cơ tử vong khi khu chạy thận nhân tạo đặc biệt của Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TPHCM) hoạt động kịp thời giúp các bệnh nhân kéo dài sự sống.
TPO - Dù đã được công bố khỏi COVID-19 và trải qua 45 ngày với 9 lần liên tiếp xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 nhưng cụ bà 79 tuổi (BN 1536) có nhiều bệnh nền nguy hiểm đang được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy lọc máu cấp cứu, điều trị nhiễm trùng.
TPO - Để giảm tới mức tối đa các trường hợp nhiễm mới SARS-CoV-2 có suy thận mạn, giảm thiểu các trường hợp nặng và đặc biệt là không để bệnh nhân COVID-19 tử vong thêm, ngoài giải pháp giảm tải cho tâm dịch, biện pháp giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu khẩn trương được thực hiện.
TPO - Những dữ liệu mới nhất cho thấy, COVID-19 gây suy thận hoặc để lại các hậu quả lâu dài ở thận. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các bệnh nhân có tiền sử bệnh thận lại bị nặng hơn khi mắc thêm COVID-19.
TPO - Ngày 21/7, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 cho biết, BV vừa lọc máu cứu sống trẻ sơ sinh bị bệnh hiếm. Bệnh nhi là bé trai nặng 3,5kg, đến ngày thứ 3 sau sinh, bé bỏ bú mẹ, co giật liên tục từng cơn, không tự thở được, lơ mơ dần đến hôn mê.
TPO - Trước phản ánh của bệnh nhân việc máy chạy thận Bệnh viện GTVT liên tục trục trặc, không an toàn, Sở Y tế Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu bệnh viện tạm dừng việc sử dụng và chuyển bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh viện này vẫn tiếp tục điều trị lọc máu cho người bệnh.
TPO - Bệnh nhi 8 tháng tuổi bị ngộ độc methanol do người mẹ rửa mũi cho con nhưng nhỏ nhầm dung dịch cồn methanol 90 độ. Ngay lập tức, bệnh nhi được xử trí cấp cứu đảm bảo các chức năng sống về hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục.
TPO - Kết quả cấy đàm của nam phi công người Anh ra Burkholderia cenocepacia, đây là vi khuẩn rất khó điều trị trên nền bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Hiện bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch vì còn phụ thuộc gần hoàn toàn vào ECMO và nhiễm trùng phổi chưa khống chế được. Đã cho lọc máu trở lại.
TPO - Hiện BN91 là nam phi công người Anh còn trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia, nhiễm nấm máu, tổn thương thận cấp. Nước tiểu của bệnh nhân đã khá hơn nên kíp điều trị quyết định tạm ngưng lọc máu liên tục.
TPO - Tại Việt Nam, tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.