Lao động nước ngoài được ở lại Hàn Quốc thêm 50 ngày để chống Covid-19

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động Việt ở 2 vùng dịch tại Hàn Quốc vẫn đang làm việc bình thường
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động Việt ở 2 vùng dịch tại Hàn Quốc vẫn đang làm việc bình thường
TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID -19, Hàn Quốc vừa cho phép người lao động nước ngoài hết thời hạn hợp đồng trong thời gian này được ở lại thêm 50 ngày mà không cần đến cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh để gia hạn.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), nhằm hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian dịch COVID-19 gia tăng mạnh, các cơ quan chức năng Hàn Quốc vừa thống nhất cho phép người lao động nước ngoài theo chương trình EPS (visa E-9) và thuyền viên nước ngoài (visa E-10) nếu hết hạn hợp đồng (4 năm 10 tháng) được tiếp tục ở lại làm việc tại doanh nghiệp thêm tối đa 50 ngày. 
Người lao động được lựa chọn sẽ không cần  đến các Văn phòng quản lý Xuất nhập cảnh tại các địa phương để xin gia hạn. Các đối tượng được phép gia hạn có thể thể liên hệ với các Trung tâm tuyển dụng và Sở Thủy sản tại địa phương để được thông tin chi tiết.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết, tính đến hết ngày 27/12, chưa phát hiện lao động Việt nào tại Hàn Quốc nhiễm virus Covid - 19. Hiện có khoảng 48.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, trong đó có khoảng 1000 người làm việc tại TP.Daegu và 3.007 người tại Gyeongsangbuk là 3.007 người, 2 vùng dịch lớn nhất của Hàn Quốc. Người lao động Việt Nam 2 khu vực này vẫn đi làm bình thường. Trường hợp nhà máy tạm thời đóng cửa do phát hiện có người bị lây nhiễm COVID-19, người lao động sẽ được thông báo tạm nghỉ làm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo người lao động bình tĩnh làm việc, hạn chế đi lại nơi công cộng, không đi đến vùng tâm dịch, hạn chế di chuyển, đặc biệt không nên di chuyển khỏi Hàn Quốc nếu không thực sự cần thiết. Kịp thời liên hệ theo số điện thoại nóng của Ban Quản lý lao động tại Hàn Quốc và văn phòng EPS để cung cấp thông tin tình hình sức khỏe cũng như cộng đồng để được tư vấn hỗ trợ để ứng phó khi cần thiết.
Trường hợp người lao động hết hạn hợp đồng về nước trong thời gian này phải tuân thủ khuyến nghị của cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Hàn Quốc và Việt Nam. Đặc biệt tuân thủ qui định về khai báo y tế khi nhập cảnh Việt Nam và qui định về cách ly của Bộ Y tế để được giám sát y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình và phòng tránh dịch bệnh cho cộng đồng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo, lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp theo hotline 010-3248-6886; 010-4356-2505 và số điện thoại của Văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS): 010-9892-1712.

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không (Bộ GTVT) cho biết, công dân Việt Nam đang ở Hàn Quốc không nên quá lo lắng và tìm cách về nước để trách dịch virus Covid-19. Phía Hàn Quốc cam kết đảm bảo y tế cho tất cả mọi người.

Theo ông Đinh Việt Thắng, Chính phủ Hàn Quốc đã khẳng định, tất cả công dân nước ngoài đang ở Hàn Quốc nếu nghi hoặc nhiễm dịch bệnh sẽ được chăm sóc y tế miễn phí, được áp dụng các chính sách tương tự như công dân Hàn Quốc (kể cả người lưu trú bất hợp pháp). 

Phía Hàn Quốc cũng khuyến cáo mọi người hạn chế đi lại để phòng chống lây lan dịch bệnh. 

Về phía Việt Nam, theo ông Thắng, tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở Hàn Quốc khi về nước đều phải áp dụng biện pháp cách ly tập trung 14 ngày ngay khi xuống sân bay. Biện pháp tương tự cũng được áp dụng với khách quốc tế tới từ các vùng có dịch.

Do đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo các hãng hàng không phải khuyến cáo người Việt Nam ở Hàn Quốc cân nhắc trước khi mua vé máy bay về nước, vì về sẽ bị buộc áp dụng các biện pháp buộc cách ly 14 ngày.

Về thông tin ngày 27/2, sân bay Nội Bài ùn ứ do Hà Nội quá tải cơ sở cách ly tập trung với người từ Hàn Quốc về nước, phía sân bay này cho hay, hoạt động xuất/nhập cảnh với hành khách tại nhà ga quốc tế vẫn diễn ra bình thường. Việc kiểm tra sức khỏe, rà soát và thực hiện quy trình cách ly với người từ Hàn Quốc về hiện không ảnh hưởng tới các hoạt động khác của sân bay. 

Theo nguồn tin này, việc rà soát, cách ly người từ Hàn Quốc về do ngành y tế Hà Nội phụ trách, sân bay chỉ phối hợp bố trí mặt bằng, trang thiết bị... 

Lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc (Cục Hàng không) cũng khẳng định, không xảy ra ùn ứ, lộn xộn tại sân bay Nội Bài do người Việt từ Hàn Quốc về quá đông phải áp dụng biện pháp cách ly nên quá tải.

Hiện, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến bay từ Hàn Quốc về Nội Bài (cả hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác), đưa bình quân khoảng 500 -700 người/ngày từ Hàn Quốc sang. Giảm rất nhiều so với thời điểm trước khi Hàn Quốc bùng phát dịch bệnh viurs Covid-19 (thời điểm chưa có dịch, riêng đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc mỗi ngày có trên 26.500 lượt khách).

Hiện Việt Nam đã cắt giảm 47% số đường bay với Hàn Quốc, chỉ còn duy trì 309 chuyến bay/tuần (so với 579 chuyến/tuần trước khi có dịch). Trong đó, các hãng hàng không của Việt Nam cắt giảm 41% số chuyến bay trên các đường bay giữa 2 nước, chỉ duy trì 116 chuyến bay/tuần (bình quân 16 chuyến mỗi ngày), so với trước đây là 196 chuyến/tuần.

Lượng khách bình quân qua lại giữa 2 nước năm 2019 khoảng 26 nghìn người/ngày, hiện còn khoảng 8-12 nghìn người/ngày (giảm 54-70% so với trước đây).

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.