Kỷ niệm 40 năm Công ước UNESCO và đón bằng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

Kỷ niệm 40 năm Công ước UNESCO và đón bằng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt
TPO–Lễ kỷ niệm 40 năm thực hiện Công ước Unesco về Bảo vệ Di sản văn hoá thiên nhiên thế giới, đón nhận bằng di tích cấp Quốc gia đặc biệt với Hoa Lư và Tràng An–Tam Cốc Bích Động diễn ra tối 11-9.
Thiên nhiên hữu tình tại Tràng An
Thiên nhiên hữu tình tại Tràng An.

Tối 11-9, tại Ninh Bình, Uỷ ban Quốc gia Unesco Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình, kỷ niệm 40 năm thực hiện Công ước Unesco về Bảo vệ Di sản văn hoá thiên nhiên thế giới và đón nhận bằng di tích cấp Quốc gia đặc biệt với Cố đô Hoa Lư và Danh thắng Tràng An – Tam Cốc Bích Động. 

Đến dự lễ kỷ niệm có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng; Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu; lãnh đạo một số bộ, ngành thuộc Trung ương; Ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Unesco; Bà Katherine, Trưởng đại diện Văn phòng Unesco tại Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Unesco Việt Nam.

Về phía tỉnh Ninh Bình có ông Bùi Văn Nam, Bí thư Tỉnh uỷ; ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh…

Phát biểu tại buổi lễ ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Unesco; Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Unesco Việt Nam đều tôn vinh những thành tựu của Công ước 1972 đã đạt được trong 40 năm qua.

Công ước Unesco về Bảo vệ Di sản văn hoá thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) là văn bản quan trọng trong hệ thống công ước của Unesco có dấu ấn và tầm ảnh hưởng lớn nhằm điều chỉnh những hoạt động có liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhân loại; là thành viên tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền giá trị của di sản đối với cộng đồng địa phương và quốc tế; góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Năm 2012 là năm đánh dấu 25 năm công ước được thực thi ở Việt Nam.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nói, Công ước 1972 là công ước quốc tế đầu tiên gắn khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo tồn di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới và những cơ sở pháp lý thiết yếu, đảm bảo mối quan hệ cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, công ước đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các nước trên thế giới và hiện đã có 189 nước thành viên.

Năm 1987, Việt Nam tham gia Công ước 1972. Kể từ đó đến nay đã có bảy di sản thế giới được công nhận tại Việt Nam, trong đó có hai di sản thiên nhiên và năm di sản văn hóa.

Quá trình tham gia và thực thi công ước 1972 đã góp phần rất lớn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy các di sản thế giới cũng như quốc gia tại Việt Nam, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội.

Các cơ sở pháp lý, các chính sách, thể chế bộ máy quản lý bảo vệ di sản đã và đang được xây dựng và không ngừng được củng cố.

Các di sản thế giới được công nhận tại Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của đất nước, làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của nhiều địa phương và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư.

Nhờ vào mức phát triển ngày càng được nâng cao, Chính phủ cũng như các địa phương ngày nay có điều kiện tốt hơn để bảo vệ và phát huy các di sản mang giá trị nổi bật toàn cầu tại Việt Nam.

Bằng di tích quốc gia
Bằng di tích quốc gia.

Phó thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đẫ trao bằng Di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa lư và Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc Bích Động cho tỉnh Ninh Bình.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nói, Quần thể danh thắng Tràng An từ lâu đã được biết đến như một kỳ tích thiên nhiên, nơi lưu dấu trầm tích văn hoá của nhân loại.

Toàn bộ khối núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, trải dài trên diện tích 12.000ha, nằm giữa trung tâm tỉnh Ninh Bình. Nơi đây có những giá trị cảnh quan hùng vĩ, kỳ thú, lưu giữ những dấu ấn về lịch sử tự nhiên, ghi dấu ấn lịch sử khí hậu trái đất, dấu ấn của biển tiến, biển lùi. Nơi có mật độ nhiều các di tích khảo cổ học Tiền sử và Lịch sử gắn với những truyền thuyết và truyền thống văn hoá.

Những giá trị đó đã viết nên một câu chuyện về cuộc sống người tiền sử trong không gian lịch sử tự nhiên và văn hoá hết sức riêng biệt và thú vị. Kết thúc bài phát biểu, ông Nam mong muốn Quần thể danh thắng Tràng An sớm được tổ chức UNESO công nhận là di sản thiên nhiên, văn hoá của nhân loại.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.