Kiếm tiền tỉ từ gốm

Dòng sản phẩm gốm sành mỹ nghệ mang cho Quang thu nhập tiền tỉ - Ảnh: Hoàng Phan/ Thanh Niên
Dòng sản phẩm gốm sành mỹ nghệ mang cho Quang thu nhập tiền tỉ - Ảnh: Hoàng Phan/ Thanh Niên
Trong giới thợ làm gốm ở làng nghề Hương Canh (thị trấn Hương Canh, H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Nguyễn Hồng Quang (33 tuổi) nổi lên là tác giả của nhiều sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo, lạ mắt, giá bán cao. Quang là thợ trẻ đầu tiên làng nghề này có doanh thu tiền tỉ.

Dấu ấn thành công nhất của Quang là sáng tạo dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ, tạo ra sức sống và hướng phát triển mới cho làng nghề gốm truyền thống này sau nhiều năm mai một.

Tốt nghiệp ngành điêu khắc - Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Quang từ chối cơ hội làm việc thu nhập cao bên ngoài, chọn về quê hành nghề vuốt gốm truyền thống đã được trao truyền qua nhiều thế hệ. Nghiên cứu quy trình sản xuất “làm mới” sản phẩm truyền thống là việc Quang thực hiện đầu tiên khi tiếp quản xưởng gốm. Quang cho biết, gốm Hương Canh là loại gốm sành, không dùng men nên kỹ thuật điêu khắc giúp người thợ dễ “thổi hồn” vào sản phẩm thông qua các hình khối, chi tiết đắp nổi, tận dụng hiệu ứng ánh sáng tự nhiên. Nhờ kỹ thuật điêu khắc, các sản phẩm đồ dùng hằng ngày như chiếc bình hoa, bộ ấm chén, chum sành đều có vẻ đẹp riêng. Khi đưa ra thị trường, sản phẩm của anh tiêu thụ ngày càng nhiều dù giá bán luôn cao hơn sản phẩm cùng loại từ các lò gốm cùng làng.

Khi sản phẩm chủ lực của gia đình có đầu ra ổn định, Quang tiếp tục đầu tư, tập trung sản xuất cho dòng gốm mỹ nghệ, ứng dụng vào trang trí nội thất. Vừa bán thử nghiệm trên thị trường, Quang đưa sản phẩm tham gia nhiều cuộc triển lãm quy mô lớn. Nhiều giải thưởng, danh hiệu giành được với sản phẩm gốm sành mỹ thuật đã giúp Quang ngày càng có thêm khách hàng mới; chi nhánh tại TP.HCM tiêu thụ ổn định đều đặn, doanh thu mỗi tháng không dưới 100 triệu đồng.

“Gốm sành điêu khắc phù hợp không gian nội thất công trình theo phong cách hoài cổ nên xưởng thường xuyên có khách đến đặt hàng riêng theo ý tưởng của họ. Giá mỗi sản phẩm khoảng vài triệu đồng”, Quang chia sẻ.

Có doanh thu tiền tỉ mỗi năm nhưng Quang chưa hài lòng với công việc hiện tại. Bởi xưởng gốm chưa đủ điều kiện sản xuất quy mô lớn khiến anh “vuột” mất hợp đồng xuất khẩu với một doanh nhân Hàn Quốc, nhẩm tính có thể đem lại lãi ròng 150 triệu đồng/tháng. Hiện Quang đang từng bước hiện thực dự án mở rộng quy mô xưởng, nhân rộng mô hình làm gốm mỹ nghệ để có nguồn hàng xuất khẩu.

Xưởng gốm của Quang đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho 8 lao động, thu nhập 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. “Cách duy nhất để kéo người ở làng trở lại với nghề làm gốm là giúp họ có được thu nhập cao từ chính nghề này. Tôi không muốn họ mãi là công nhân làm thuê mà luôn khuyến khích khi tay nghề đã “cứng”, đủ tự tin thì gây dựng mở xưởng riêng, trở thành bạn hàng, hỗ trợ lẫn nhau khi cần. Mục tiêu là sớm đưa gốm sành đi xuất khẩu”, Quang nói.

Theo Hoàng Phan

Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.