Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương đang làm gì để đề phòng tên lửa Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
Bốn chiếc F-22 Raptors từ Phi đội máy bay chiến đấu số 199 bay cùng với một chiếc KC-135 Stratotanker của Không quân Mỹ từ Phi đội tiếp nhiên liệu số 909 trong cuộc huấn luyện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm gần Núi Phú Sĩ, Nhật Bản, vào ngày 1 tháng 4 năm 2021. ẢNH Không quân Mỷ
Bốn chiếc F-22 Raptors từ Phi đội máy bay chiến đấu số 199 bay cùng với một chiếc KC-135 Stratotanker của Không quân Mỹ từ Phi đội tiếp nhiên liệu số 909 trong cuộc huấn luyện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm gần Núi Phú Sĩ, Nhật Bản, vào ngày 1 tháng 4 năm 2021. ẢNH Không quân Mỷ
TPO - Trong nhiều năm, Không quân Mỹ (USAF) đã tập trung máy bay chiến đấu chỉ tại hai căn cứ ở phía tây Thái Bình Dương: dành cho máy bay chiến đấu là Căn cứ Không quân Kadena ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản; và máy bay ném bom - máy bay hỗ trợ lớn ở Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam.

Bắc Kinh đã để mắt đến những căn cứ lớn này và đưa ra một chiến lược đơn giản để trấn áp sức mạnh không quân của Mỹ trong khu vực: Chế tạo vài nghìn tên lửa đạn đạo phi hạt nhân và trong thời chiến, khai hỏa chúng cho đến khi đường băng, sân đỗ, nhà chứa máy bay, thùng nhiên liệu và nhà kho của Mỹ tại các căn cứ chỉ còn là đống hoang tàn.

Sau nhiều năm xây dựng, lực lượng tên lửa Trung Quốc sở hữu khoảng 1.300 tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn đủ để bắn trúng Kadena và Andersen từ Trung Quốc đại lục.

USAF nhận thức sâu sắc về mối đe dọa này. Họ có kế hoạch riêng để né tránh các loạt tên lửa nói trêb. Ý tưởng là bố trí hàng trăm máy bay chiến đấu tản ra, tại hàng chục căn cứ nhỏ hơn— do đó làm suy yếu sức mạnh tấn công của lực lượng tên lửa Trung Quốc.

Không quân Mỹ sẽ không nói chính xác căn cứ nào nằm trong kế hoạch của họ, nhưng có thể đưa ra những phỏng đoán. Các lãnh thổ của Mỹ và các quốc đảo nhỏ cung cấp các địa điểm đáng tin cậy nhất. Có thể cho rằng các căn cứ quan trọng nhất ở Philippines chỉ có thể tiếp cận tủy theo cảm hứng của vị tổng thống nước chủ nhà, Rodrigo Duterte.

Bản đồ mới về mạng lưới cơ sở đang mở rộng của USAF cũng cho thấy nơi lực lượng này có khoảng trống tiềm năng về các căn cứ, rõ ràng nhất là ở Biển Philippines phía đông Đài Loan. Nhưng trong khoảng cách đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có thể giúp đỡ lực lượng không quân khi triển khai một số trong số 10 tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ có boong lớn.

Lực lượng Không quân Mỹ duy trì một danh sách tổng thể về những gì Tướng Kenneth Wilsbach, người đứng đầu Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, mô tả là "mọi đường băng bê tông" trong khu vực Thái Bình Dương.

Ông Wilsbach nói với Tạp chí Không quân Mỹ hồi năm ngoái: “Chúng tôi có kế hoạch cho tất cả các sân bay đó, và một số trong số đó đáp ứng các tiêu chí và do đó chúng là một phần của cái mà chúng tôi gọi là“ cụm”. Một số cơ sở là trung tâm chính trong mạng lưới, những cái khác là nan hoa.

Máy bay, nhiên liệu, vũ khí và vật tư - chưa kể con người - sẽ di chuyển qua các trung tâm để đến các căn cứ nhỏ hơn. Người và đồ vật di chuyển càng thường xuyên thì chúng càng an toàn trước tên lửa Trung Quốc.

Việc chia nhỏ các phi đội máy bay chiến đấu, mỗi phi đội chỉ gồm 20 chiếc và phân tán các phân đội máy bay nhỏ đến các căn cứ xa xôi được gọi là chương chình Agile Combat Employment, hay ACE (triển khai linh hoạt). Các phi đội máy bay ném bom đang thực hành phân tán, như một phần hoạt động của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom mới, hay còn gọi là BTF.

Không quân Mỹ còn có kế hoạch củng cố các sân bay dã chiến nhất bằng các bộ thiết bị đóng gói sẵn trong cái gọi là Hệ thống căn cứ không quân có thể triển khai, hoặc DABS.

Để di chuyển các loại đạn dược dọc theo mạng lưới cơ sở, USAF đã phát triển một quy trình gọi là "phà chiến thuật", theo đó một máy bay chiến đấu như F-15E mang nhiều bom hơn số nó có thể sử dụng trong chiến đấu và chuyển chúng đến bất kỳ sân bay nhỏ nào nó bay đến. Thực chất là để dành vũ khí cho sau này.

Palau, Micronesia và Mariana - tất cả các quốc đảo nhỏ ở giữa Thái Bình Dương - đều muốn tiếp đón lực lượng Mỹ. Việc đó bổ sung thêm ít nhất nửa tá đường băng khác vào danh sách của USAF. Không quân đã định kỳ điều máy bay ném bom tại Darwin ở Australia.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.