Khó xử lý nợ xấu ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngân hàng Nhà nước cho biết việc xử lý nợ xấu ngân hàng gặp khó khăn vì doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, thị trường bất động sản thanh khoản thấp, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản đảm bảo...

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2012 đến nay, các tổ chức tín dụng tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro.

Khó xử lý nợ xấu ngân hàng ảnh 1

Nợ xấu ngân hàng gia tăng và gặp vướng mắc khi xử lý.

Đến cuối tháng 5, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 1.641,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, ngân hàng tự xử lý ở mức cao 1.223 nghìn tỷ đồng (chiếm 74,5% trong tổng nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ bao gồm bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam(VAMC) và tổ chức, cá nhân khác là 418,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,5% trong tổng nợ xấu được xử lý.

Tính riêng trong 5 tháng đầu năm, toàn hệ thống xử lý được 75 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 5,8 nghìn tỷ đồng ( tăng 8,4%) so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng (là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của ngân hàng), kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả tích cực.

Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 5, toàn hệ thống đã xử lý được 419,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Đến cuối tháng 5, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,65% (cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các tổ chức tín dụng là 5,46% so với tổng dư nợ (tăng so với mức 4,21% vào cuối năm 2022).

Theo Ngân hàng nhà nước, diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng làm gia tăng nợ xấu, gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi, tiêu cực từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại ngân hàng và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện; thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Ngoài ra, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản; Thị trường mua, bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng còn thấp, thiếu chủ động, không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản bảo đảm khiến quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu của ngân hàng kéo dài, kém hiệu quả.

Theo tính toán của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) từ 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ nợ xấu trung bình đã tăng đáng kể trong quý I năm nay lên khoảng 1,9% so với 1,6% trong quý trước, với mức tăng đáng lưu ý khoảng 68% của nợ nhóm 3. Trong quý II, tỷ lệ nợ xấu ngành dù vẫn tiếp diễn đà tăng nhưng tốc độ đã chậm lại, ở mức 2,1%, với mức tăng lớn nhất 25% đến từ nợ nhóm 4.

Tỷ lệ nợ xấu hình thành đã chậm lại, tuy nhiên VDSC cho rằng vẫn có mức độ khác nhau giữa từng ngân hàng cụ thể, đặc biệt là áp lực vẫn còn đáng kể đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi biến động trên thị trường bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân.

Trong giai đoạn cuối năm, áp lực nợ xấu được kỳ vọng giảm bớt một phần nhờ hiệu ứng chính sách. "Việc ban hành Thông tư 02 có hiệu lực từ 24/4 sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khả năng làm mềm xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu và phần nào giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng trong vài quý tiếp theo", báo cáo VDSC nhận xét.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?