Năm 2011, trụ sở VFF được khởi công xây dựng với kinh phí 500.000 USD (khoảng 11,1 tỷ đồng), trong đó 400.000 từ FIFA, còn lại từ ngân sách nhà nước. Nguyên Chủ tịch AFC Bin Hammam đã đến cắt băng khánh thành (năm 2003) với lời chúc: Bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng phát triển với cơ sở vật chất hiện đại và sử dụng hết công năng.
Nhưng VFF chỉ sử dụng trụ sở mới trong 6 năm trước khi chuyển về Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam gần sân Mỹ Đình. Năm 2009, VFF cho Công ty VFM thuê để làm truyền thông nhưng họ lại đem cho thuê lại tầng 6 để mở quán bar và sàn nhảy. Sau khi người dân và báo chí lên tiếng, VFF buộc thu hồi trụ sở nhưng không nhận được tiền thuê trong suốt hai năm.
Từ năm 2001 đến nay, toà nhà 7 tầng diện tích 500 m2 bị bỏ hoang hoàn toàn. Một người dân nói đùa: “Công trình đã xuống cấp từ lâu nhưng không thấy quan chức VFF nào ngó ngàng, chỉ thấy hai ông bảo vệ. Cả toà nhà hoành tráng thế này mà chỉ là nơi để… chuột đi vệ sinh.” Phố Lý Văn Phức là nơi khá sầm uất, nếu cho thuê trụ sở này thì VFF có thể thu về tiền tỉ mỗi tháng.
Ở Việt Nam, hầu hết các liên đoàn đều “ở nhờ” tại Tổng cục Thể dục Thể thao (36 Trần Phú, Hà Nội), chỉ Hiệp hội Thể thao Người khuyết tật và VFF có trụ sở riêng. Nhưng đáng buồn, tài sản của VFF và cũng là tài sản nhà nước đang bị lãng phí một cách khó hiểu.
Cận cảnh trụ sở chục tỷ đồng của VFF bị bỏ hoang:
Được khởi công xây dựng năm 2001 với kinh phí 500.000 USD, trong đó 400.000 USD từ FIFA, số còn lại từ ngân sách nhà nước, trụ sở VFF nằm trong dự án Goal của FIFA được chính thức đưa vào sử dụng đầu năm 2003.
Trụ sở cũ của VFF nằm ở địa chỉ 18 Lý Văn Phức (Hà Nội). Dù ở khu trung tâm nhưng kể từ khi VFF chuyển sang trụ sở mới tại Mỹ Đình, nơi đây gần như bị bỏ hoang.
Sau khi chuyển sang trụ mới, VFF cho công ty VFM thuê để làm truyền thông nhưng đơn vị này lại sử dụng sai mục đích. Cụ thể, công ty này cho thuê lại tầng 6 để mở quán bar và sàn nhảy. Sau khi người dân và báo chí lên tiếng, VFF buộc thu hồi trụ sở.
Kể từ năm 2011 đến nay, tòa nhà cao tới 7 tầng, rộng 500 m2 bị bỏ trống hoàn toàn. Công trình được đầu tư 500.000 USD đang có dấu hiệu xuống cấp.
Ít ai ngờ đây từng là bộ mặt của bóng đá Việt Nam. Ở phía sau và bên cạnh trong khuôn viên của trụ sở, phế liệu, rác ngổn ngang.
Còn phía trước là nơi tập kết rác. Một người dân ở gần trụ sở cũ VFF cho biết, dù đã có biển cấm đổ rác như do không có ai quản lý, rác vẫn bừa bãi, rất mất vệ sinh.
Vào buổi tối, do đường Lý Văn Phức kinh doanh nhiều hàng ăn (chủ yếu là chân gà nướng), nên sân của trụ sở VFF trở thành nơi trông giữ xe máy, ô tô.
Bên trong tầng 1 trụ sở VFF.
VFF những năm qua gặp nhiều khó khăn về tài chính. Thậm chí tổ chức này còn cắt giảm lương nhân viên. Vì thế, việc để hoang trụ sở có vị trí đẹp tại trung tâm Hà Nội là rất lãng phí.
Trả lời báo chí, một quan chức VFF cho biết VFF chưa biết sẽ cho thuê tiếp hay làm gì với tòa nhà đang bị bỏ không này.