Khánh thành cây cầu tiếp bước học sinh tới trường ở xã nghèo Hòa Bình

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 18/11, tại xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc (Hoà Bình), Lễ khánh thành cầu Bản Mọc đã diễn ra với sự vui mừng phấn khởi của người dân nơi đây. 

Cầu Bản Mọc là cây cầu dân sinh được Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đầu tư xây dựng để hỗ trợ bà con xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc.

Khánh thành cây cầu tiếp bước học sinh tới trường ở xã nghèo Hòa Bình ảnh 1

Cắt băng khánh thành cầu Bản Mọc.

Theo đơn vị thi công, cuộc sống của người dân xã Nánh Nghê còn nhiều khó khăn, vất vả đặc biệt là thời điểm mưa lũ. Sau cơn lũ năm 2017, 6 năm qua, bất kể trời mưa hay nắng, người dân bản Mọc hay kể cả các em học sinh đều phải di chuyển qua con suối trơn trượt, không đảm bảo an toàn.

Nhưng giờ đây, những lo lắng này đã trở thành niềm vui hân hoan của bà con bản Mọc. Sau 2 tháng khởi công, cây cầu mới khang trang mang tên cầu Bản Mọc đã được hoàn thiện với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng.

Khánh thành cây cầu tiếp bước học sinh tới trường ở xã nghèo Hòa Bình ảnh 2

Người dân và các em nhỏ phấn khởi khi có cây cầu mới.

Bà Lý Thị Tiến (45 tuổi, trú tại xóm Mọc, xã Nánh Nghê) không giấu nổi cảm xúc, chia sẻ: "Trước đây chúng tôi đi lại vất vả, sau nhiều năm giờ đây người dân đã có cây cầu mới kiên cố hơn. Người dân trong bản ai nấy cũng đều vui mừng".

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chủ đầu tư xây dựng cây cầu cùng các đơn vị đồng hành. Cây cầu không chỉ giúp bà con đi lại thuận tiện hơn mà đây còn là cơ sở để người dân phát triển kinh tế, học sinh được đến trường an toàn hơn.

Tại sự kiện lần này, ngoài việc trao tặng cây cầu, các đơn vị tài trợ còn trao tặng 60 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng trị giá 1 triệu đồng/suất; tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho 827 hộ dân thuộc xã Nánh Nghê.

Năm 2017, người dân bản Mọc, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc đã được nhà nước đầu tư xây dựng một cây cầu bằng bê tông bắc qua suối Khảm. Thế nhưng chưa được bao lâu, cơn bão cũng trong năm ấy đã khiến cây cầu bê tông bị tàn phá. Thứ còn sót lại là những tấm bê tông, cốt thép nằm trơ trụi dọc 2 bên suối.

Kể từ đó, người dân đã tự hô hào nhau làm một cầu tạm bằng tre. Tuy vậy, mỗi khi có lũ, dù lớn hay nhỏ, những chiếc cầu tre lại bị dòng nước cuốn đi, người dân lại phải làm cái khác.

Nay cây cầu bê tông khánh thành mang đến niềm vui cho bà con xã nghèo.

MỚI - NÓNG