Khám trái tuyến khi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến trung ương

0:00 / 0:00
0:00
Bạn đọc Nguyễn Thị Dương (Hà Nội) hỏi, nhân viên công ty tôi tham gia BHYT với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện 103. Vừa rồi, nhân viên công ty về quê và ra phòng khám đa khoa trên địa bàn khám (phòng khám có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT). Tuy nhiên, khi đưa thẻ BHYT phòng khám này không nhận với lý do chỉ khám BHYT cho người dân tại địa phương. Xin cho biết vì sao phòng khám trên không nhận khám BHYT cho người có thẻ? Người lao động của công ty đã mua BHYT được khám ở đâu?

TRẢ LỜI:

Theo khoản 4 điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014: Từ 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã, tuyến huyện và tương đương, nếu đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuyến xã, huyện trong cùng địa bàn được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng.

Trường hợp người lao động công ty bạn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Bệnh viện Quân y 103 là cơ sở y tế tuyến Trung ương, nhưng đi khám chữa bệnh tại phòng khám tương đương tuyến huyện ở địa phương khác nên không được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT do không cùng địa bàn tỉnh.

Riêng trên địa bàn Hà Nội, theo hướng dẫn của liên ngành Y tế - BHXH Hà Nội (hướng dẫn số 22320/HD-YT-BHXH ngày 24/12/2021), về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu BHYT trên địa bàn năm 2022: Người tham gia BHYT được quyền đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở cơ sở y tế tuyến xã, huyện hoặc tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh.

Nếu có thắc mắc liên quan tới các vấn đề về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam, hoặc Email: bhxhtraloi@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ.

MỚI - NÓNG