Hội đồng nhân quyền LHQ hạ giọng trong nghị quyết về Myanmar

Đại sứ Myanmar tại Geneva Myint Thu. (Ảnh: AP)
Đại sứ Myanmar tại Geneva Myint Thu. (Ảnh: AP)
TPO - Ngày 12/2, Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi các lãnh đạo quân đội ở Myanmar ngay lập tức thả bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo chính phủ dân sự khác bị bắt giữ sau cuộc đảo chính, nhưng tuyên bố có lời lẽ mềm mỏng hơn so với dự thảo ban đầu vì ý kiến của Trung Quốc và Nga. 

Trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng, bản dự thảo nghị quyết do Anh và EU trình lên đã bị sửa để loại bỏ một số ý. 

Bản nghị quyết sửa đổi được thông qua mà không gặp phản đối nào. Đại sứ Trung Quốc Chen Xu cảm ơn các nhà bảo trợ đã “chấp nhận khuyến nghị của chúng tôi” nhưng Trung Quốc vẫn tách mình khỏi biện pháp trừng phạt chính quyền quân đội Myanmar.

Những người bảo trợ nghị quyết đồng ý giảm tông ngôn ngữ trong tuyên bố để có thể đạt được đồng thuận và để chứng tỏ rằng cơ quan gồm 47 thành viên này có thể đoàn kết trong những vấn đề gai góc. 

Hội đồng không có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt nhưng có thể gây chú ý đến những điểm nóng về nhân quyền. Phiên họp diễn ra không lâu sau khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden áp biện pháp trừng phạt các lãnh đạo cao nhất trong cuộc đảo chính Myanmar và đưa Mỹ tham gia trở lại cơ quan này. 

Phát ngôn viên Liên Hợp quốc Stephane Dujarric nói rằng việc thông qua được nghị quyết này là “bước đi rất quan trọng” thể hiện “cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng mạnh mẽ…để kêu gọi đảo ngược những gì chúng ta thấy ở Myanmar, kêu gọi tôn trọng ý chí của người dân Myanmar cũng như các quyền con người”. 

Nghị quyết kêu gọi “thả ngay lập tức và vô điều kiện” bà Suu kyi, Tổng thống Win Myint và các lãnh đạo chính phủ khác, gỡ bỏ hạn chế internet, tôn trọng các cuộc tập trung hoà bình và kiềm chế sử dụng bạo lực quá mức đối với người dân. 

Văn bản sửa đổi cắt phần kêu gọi của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Cao uỷ nhân quyền LHQ Michelle Bachelet về việc tăng cường hỗ trợ nguồn lực và chuyên môn cho báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Myanmar - ông Tom Andrews.

Trung Quốc, Nga và một số nước khác nói rằng họ phản đối coi tình hình ở Myanmar và một vụ việc về nhân quyền, gọi đó là vấn đề nội bộ. 

“Cần dừng những nỗ lực nhằm thổi phồng tình hình ở Myanmar”, Đại sứ Nga tại Geneva Gennadiy Gatilov nói. 

Theo Theo AP
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).