Học nấu ăn để khám phá món ngon ngày Tết

Canh bóng
Canh bóng
TPO - Một buổi học nấu món ngon ngày Tết ở Học viện Ẩm thực Hà Nội 31 Vũ Ngọc Phan khiến mọi người ai cũng cảm thấy bất ngờ thú vị khi những món ăn tưởng như quen thuộc hóa ra vẫn còn nhiều những mới lạ, những “bí ẩn” để khám phá.

Siêu đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng, Demi Chef của khách sạn 6 sao Marriot – giảng viên tại Học viện ẩm thực Hà Nội – đã cùng các học viên trong khám phá 3 món ngon: Canh bóng thập cẩm, gỏi cuốn tôm thịt theo phong vị miền Nam, gà ướp nước táu rán giòn...

Có mặt tại buổi học dạy nấu những món ăn ngày Tết tại Học viện Ẩm thực Hà Nội, 31 Vũ Ngọc Phan, trong ngày cuối năm, gió đông se lạnh, không khí đón Tết rộn ràng khắp phố thị, khiến chúng tôi cảm thấy Tết đang đến rất gần. Trong một không gian bếp hiện đại, săchj đẹp và ấm cúng, với sự hướng dẫn nhiệt tình của đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi được học cách nấu những món ăn ngày Tết vừa truyền thống :canh bóng thập cẩm, gỏi cuốn tôm thịt theo phong vị miền Nam, gà ướp nước táu rán giòn…

Món canh bóng giữ nguyên màu sắc của rau củ

Từ lâu, trong bữa cỗ Tết của người Việt, đặc biệt ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ thì canh bóng là món ăn không thể thiếu. Ngày nay canh bóng dần vắng bóng trong các gia đình người Hà Nội vì để làm được món canh bóng này là cả một công đoạn rất cầu kì, ngay cả khi ăn người thưởng thức cũng phải biết cách dùng, cảm nhận mới thấy hết vị ngon ngọt trong từng miếng bóng. Tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà nguyên liệu được thay đổi tùy thích nhưng cơ bản vẫn có: nước dùng được linh từ xương, bóng bì, các loại rau củ, nấm…

Nước dùng để nấu canh bóng rất quan trọng. Điều quan trọng nhất khi nấu canh bóng là làm sao để cho nước dùng trong mà vẫn giữ được hương vị ngọt đậm đà từ xương, màu sắc tự nhiên của rau củ. Tại buổi học của Học viện ẩm thực Hà Nội, các học viên được đầu bếp hướng dẫn, chia sẻ bí quyết nấu canh bóng: từ khâu chọn nguyên liệu cho tươi, ngon, đến cách làm thế nào cho nước dùng ngon. Để giữ nguyên màu và độ giòn của rau củ, cần trần chúng qua nước sôi cho đến khi rau củ chín khoảng 70% sau đó nhúng qua nước lạnh.

Ăn canh bóng thả, nhất là ăn khi đói mới thấy hết được vị ngọt ngon, thanh quý trong từng miếng bóng. Bóng dẻo, dai , mềm mượt nơi đầu lưỡi cho ta cảm giác lạ như mình đang ăn một miếng bóng thật. Vậy là chỉ từ một miếng bì heo - bóng bì đã thành món canh bóng thả độc đáo lạ miệng như thế.

Gà rán giòn ướp nước táu

Sự sáng tạo trong món ăn Việt là việc sử dụng các loại gia vị rất đa dạng, phong phú, có sự tẩm ướp kĩ càng. Thịt gà là một trong những món ăn thường thấy trong mâm cỗ Tết của người Việt nhưng thường được chế biến đơn giản. Trong buổi học của đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng, học viên được học cách làm món gà ràn giòn ướp nước tàu vừa giữ được vị ngon của thịt gà lại dậy mùi của các hương liệu: quế, hồi,…vị nồng đượm, cay nóng của ớt, xì dầu.

Gà rán giòn ướp nước táu hấp dẫn

Nước táu là loại nước của các loại hương liệu giúp món ăn tăng thêm vị đậm đà, mùi thơm hấp dẫn và tạo độ giòn cho gà. Nước táu là một loại nước dùng để là gia vị ướp cho những món chim quay, gà rán, hoặc đơn giản là để làm nước sốt cho các món ăn. Nước táu dùng để ướp gà cần đun với nước sôi, gồm những nguyên liệu: nước, xì dầu (dung lượng bằng 1/3 nước), ớt, hoa hồi, quế, gừng…

Học nấu ăn để khám phá món ngon ngày Tết ảnh 1
 

Nước táu là một trong những sự sáng tạo độc đáo của người Việt về nghệ thuật sử dụng các loại gia vị và hương liệu. Sau khi nước táu sôi, cho thịt gà vào luộc chín khoảng 70%, vớt ra, để ráo nước và chiên giòn. Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận độ giòn, ngậy của da gà, độ mềm của thịt gà vừa chín tới cùng với mùi hương hấp dẫn của hồi, quế…

Đổi vị với gỏi cuốn tôm thịt miền Nam

Trong ẩm thực Việt, có lẽ chẳng món ăn nào “dễ chịu” như gỏi cuốn. Dùng làm thức ăn nhẹ cũng được, mà ăn no căng bụng cũng không ngấy; có lẽ bởi vậy mà gỏi cuốn đã trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng Việt tại trời Tây. Gỏi cuốn tôm thịt được chế biến theo kiểu miền Nam tạo nên cảm giác mới lạ, ngon miệng cho thực khách. Thay vì sử dụng bánh tráng của người miền Nam, bạn có thể sử dụng bánh phở - loại nguyên liệu được chế biến từ gạo, tạo nên sự thanh mát, giúp bạn có cảm giác cân bằng trong các món ăn ngày Tết.

Gỏi cuốn – món ăn thanh mát ngày Tết

Nhân của phở cuốn là tôm, rau thơm và thịt ba chỉ xào chín tới…Tùy thuộc vào sở thích của từng gia đình có thể thay đổi. Những loại nguyên liệu được khéo léo cuộn lại ăn cùng nước chấm, có sự cay nồng của nước chấm, mát lạnh của rau thơm nơi đầu lưỡi khiến bạn ăn một lần không thể nào quên.

Nấu ăn là một nghệ thuật và đầu bếp là một nghệ sĩ. Khi bạn dành hết cả tình cảm cùng cách chế biến khéo léo sẽ hứa hẹn mang lại những món ăn ngày Tết thơm ngon, mang đậm phong vị Việt. Vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ lại hương vị cổ truyền, 3 món ăn trên khiến mâm cỗ ngày Tết gia đình bạn thêm hấp dẫn, tròn trịa hơn.

Bà Bùi Cẩm Thơ – Giám đốc Học Viện Ẩm thực Hà Nội cho biết: “ Học viện ẩm thực Hà Nội đang tổ chức những lớp dạy nấu món ngon ngày Tết do các chuyên gia ẩm thực và những đầu bếp nổi tiếng của khách sạn 5 sao giảng dạy, giúp các học viên làm những món ăn Thuần Việt, một cách đơn giản, nhưng ngon miệng, ngon mắt và đạt tới sự tinh tế của ẩm thực dân tộc. Rất nhiều học viên sau buổi học đã nắm được những bí quyết để làm các món ngon, tạo nên nét mới lạ cho bữa ăn gia đình trong dịp Tết nguyên đán”.

MỚI - NÓNG