Hàng trăm binh sĩ Đức 'không đủ tiêu chuẩn tại ngũ' sau khi làm nhiệm vụ

Quân đội Đức vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng đội ngũ
Quân đội Đức vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng đội ngũ
TPO - Các nhiệm vụ quân sự ở nước ngoài thực sự đã gióng hồi chuông báo động đối với quân đội Đức, bởi tình trạng thiếu hụt quân số lên đến hàng trăm binh sĩ, sau khi tham gia làm nhiệm vụ ở nước ngoài, bởi những tổn thương về thể xác và tinh thần.
Khoảng 800 binh sĩ thuộc Lục quân Đức (Bundeswehr) đã không thể tiếp tục tham gia các nhiệm vụ quân sự, sau khi được triển khai đến Afghanistan, Mali và một số quốc gia khác, nhật báo Bild thông tin theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng nước này.Các binh sĩ này đã trải qua chương trình huấn luyện đặc biệt, bao gồm điều trị y tế và ổn định đời sống dân sinh. Trong khi đó, hơn 1400 binh sĩ khác đã hoàn thành đợt huấn luyện.
Trong số các binh sĩ tham gia làm nhiệm vụ ở nước ngoài, khoảng 280 người đã gặp phải các vấn đề về tâm lý khác nhau chỉ trong năm ngoái. Năm 2015, số binh sĩ phải giải ngũ vì chấn thương tâm lý là 25 người. Nước Đức đã cử quan đội tham gia làm nhiệm vụ quốc tế trong những năm gần đây.
Hiện tại, có hơn 3300 binh sĩ Đức đang phục vụ ở nước ngoài, trong đó, lực lượng quân đội Đức đóng quân ở Afghanistan là nhiều nhất, với 1175 binh sĩ. Bên cạnh đó, 1012 binh sĩ Đức cũng có mặt ở Mali, nằm trong nhiệm vụ huấn luyện của EU và chiến dịch giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc. Số khác phục vụ ở Syria và Iraq, mà Đức nằm trong liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, cũng như có nhiệm vụ huấn luyện quân đội Iraq.
Mặc dù vậy, các chiến dịch quân sự nước ngoài là một cái giá quá đắt đối với quân đội Đức. Thiếu hụt quân số trầm trọng là yếu tố khiến Berlin hiện đang cân nhắc lập lại chế độ nghĩa vụ quân sự 7 năm từ năm ngoái, mà trước đó 7 năm Đức đã loại bỏ.
Quân đội Đức đang lên kế hoạch gia tăng quân số lên 203.000 binh sĩ vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, quân đội Đức cần khoảng 21.000 tân binh, trong đó Lục quân Đức hiện có 182.000 binh sĩ tại ngũ kể từ đầu năm 2019. Bên cạnh đó, các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội nhằm vào thanh thiếu niên Đức, mà họ có thể gia nhập quân đội bằng kết quả học tập.
Đáng chú ý, Tổng Tư lệnh Quân đội Đức Eberhand Zorn đã từng đề nghị tuyển mộ công dân các quốc gia EU tham gia quân đội Đức, vốn vướng phải rào cản từ luật pháp Đức. Luật Quân sự Đức được thông qua vào năm 1956 chỉ cho phép công dân Đức tham gia quân đội.
Theo Theo Russia Today
MỚI - NÓNG