Hải quân Nga nâng cấp siêu tên lửa phóng ngầm Bulava

Hình ảnh là tàu ngầm tấn công hạt nhân K-551 Vladimir Monomakh của Hải quân Nga phóng thử nghiệm tên lửa Bulava R-30.
Hình ảnh là tàu ngầm tấn công hạt nhân K-551 Vladimir Monomakh của Hải quân Nga phóng thử nghiệm tên lửa Bulava R-30.
Với chi phí đắt đỏ, tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm của Hải quân Nga cần được cải tiến để hiệu quả hơn.

Navy Recognition dẫn lời Yuri Solomonov – Tổng giám đốc Viện Kỹ thuật Nhiệt Moskva (MIT) cho biết, MIT đang phát triển dự án hiện đại hóa tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm..

Theo Solomonov, thiết kế cơ bản mới của tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava đang MIT phát triển sẽ cải thiện đáng kể các đặc tính kỹ chiến thuật của Bulava cũng như giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava RSM-56 được phóng đi từ tàu ngầm các tàu ngầm tấn công nguyên tử được xem là đứa con khó đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng như Viện nghiên cứu MIT. 

Nó được phát triển từ cuối những năm 1990 nhằm trang bị cho các tàu ngầm tấn công nguyên tử thuộc Project 955 lớp Borei.

Dù không có thông tin chính thức nhưng theo giới truyền thông Nga tên lửa Bulava được Hải quân Nga đưa vào trang bị trong năm 2012, tấm bắn hiệu quả của nó khoảng 8.000km.

Bulava sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn và có thể mang theo từ 6-10 đầu đạn hạt nhân với khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, trọng lượng tối đa của Bulava là khoảng 36.8 tấn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính. 

Một tàu ngầm nguyên tử lớp Borei II thuộc Project 955A của Hải quân Nga có thể mang theo tối đa tới 20 tên lửa Bulava đủ khả năng tấn công hầu như mọi mục tiêu trên toàn thế giới.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.