Có xin phép và kiểm soát được nội dung
Trước đó, ngày 30/3, Ban giám hiệu (BGH) trường THPT Võ Trường Toản cùng gần 20 giáo viên khác dưới sự chủ trì của thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng nhà trường đã có buổi gặp gỡ báo chí, thông tin liên quan đến vụ việc thầy Phạm Quốc Đạt bị kỷ luật do để học sinh sân khấu hóa một số tác phẩm văn học có nhiều hình ảnh “nhạy cảm” gây xôn xao dư luận. Tại buổi gặp, thầy hiệu trưởng và các đồng nghiệp đã chỉ ra nhiều cái sai của thầy Đạt và cho rằng kết luận kỷ luật là hoàn toàn đúng đắn.
Theo thầy Đạt, việc nói thầy tổ chức ngoại khóa không xin phép, có có kế hoạch là hoàn toàn không đúng và quy chụp.
Thầy Đạt cho biết, trước đó, thầy có xin phép thầy hiệu phó Đặng Văn Thạnh tổ chức ngoại khóa cho 3 lớp ở Hội trường A vào đúng tiết dạy buổi 2. "Thầy Thạnh đồng ý, và có yêu cầu tôi viết kế hoạch ngoại khóa nộp cho nhà trường, tuy nhiên sau đó khi tổ chức xong ngoại khóa thì BGH lại nói tôi không xin phép, không thông qua tổ, không có kế hoạch này nọ..."- thầy Đạt cho hay.
Theo thầy Đạt, từ khi về trường đến nay, hầu như năm nào thầy cũng tổ chức ngoại khóa văn học Việt Nam. Những năm trước, thầy luôn chủ động hỏi ý kiến Hiệu trưởng cũ là cô Nguyễn Thị Ánh Mai và thầy Trần Minh Triết về việc tổ chức ngoại khóa văn học. Hiệu trưởng cũ nói tôi báo lại bên giám thị và bảo vệ để họ mở cửa phòng hội trường A và quan lí tài sản công và cũng để hỗ trợ tôi về âm thanh máy móc, không cần viết đơn xin hay nộp kế hoạch gì cả nhưng không hiểu năm nay, sao lại phát sinh vấn đề này?
“Rõ ràng, Nhà trường đang đi ngược lại với chủ trương của Bộ Nội vụ là "cần tinh giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, để tăng tính hiệu quả cao cho công việc, nếu có giáo viên hoặc BGH cần vào dự tiết học ngoại khóa thì tôi sẵn sàng mời dự, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp từ các giáo viên khác để hoàn thiện tiết học tốt hơn chứ không phải như bây giờ là ngồi lại, xét nét, soi mói để bắt lỗi, để qui chụp tội danh theo kiểu "đấu tố" trong cuộc họp báo "bí mật" như hôm thứ 7 vừa rồi.
Thứ 2, thầy hiệu trưởng nói tôi không kiểm soát nội dung diễn là không hoàn toàn chính xác. “Tôi kiểm soát rất kĩ các khâu chuẩn bị, nhất là khâu kịch bản của học sinh. Chỉ là học sinh xin tôi cho phép được giữ bí mất yếu tố sáng tạo đến phút cuối để tạo sự bất ngờ cho người xem. Tôi chỉ thừa nhận việc mình còn chủ quan trong xử lí cái gọi là "cảnh nóng", chưa xử lí tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất…”, thầy Đạt giải thích.
Thầy Phạm Quốc Đạt cho rằng mình bị oan
Về việc thầy hiệu trưởng nói là "cảnh diễn không phù hợp lứa tuổi học sinh" thì xin hỏi tại sao Bộ GD&ĐT lại đưa tác phẩm Số Đỏ và Chí Phèo vào trong chương trình giảng dạy lớp 11 SGK tập 1 và Trích đoạn "Quan âm Thị Kính" trong SGK lớp 7 tập 2.
“Thầy hiệu trưởng và các giáo viên nói, những đoạn nóng đó đều bị Bộ GD&ĐT lược bớt sao còn cho học sinh đóng kịch. Tôi xin hỏi, chẳng lẽ học sinh không được quyền tự tìm tòi, học hỏi, tìm đọc cả tác phẩm hay sao? Hay là bắt buộc chỉ được học đúng cái đoạn trong SGK?…”, thầy Đạt phản bác.
Không có chuyện ngăn cản, cô lập học sinh
Về việc bị cho là có những động thái ngăn cản học sinh trả lời, cô lập học sinh cung cấp thông tin cho nhà trường khi clip bị phát tán ra bên ngoài, thầy Đạt cho biết mình chỉ là 1 giáo viên dạy văn rất bình thường thì lấy gì để khống chế và ngăn cấm học sinh nói lên sự thật, đồng thời yêu cầu BGH trưng ra những bằng chứng, minh chứng về việc tôi có hành vi ngăn cấm học sinh cung cấp thông tin cho nhà trường....
Về vấn đề 16 lần đi trễ, thầy Đạt cho biết, ông chỉ miễn cưỡng chấp nhận 4 lần (1 lần tiếp phụ huynh nên lên lớp trễ, 1 lần đi vệ sinh 5 phút bị giám thị đứng canh giờ, 1 lần đi sinh hoạt coi kiểm tra trễ 2 phút, 1 lần họp Hội đồng sư phạm trễ 2 phút); còn 14 lần kia là do nhà trường "vẽ ra thêm" tôi danh.
Thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toán cho rằng thầy Đại có nhiều cái sai nên dẫn đến kỷ luật
Khoảng tháng 10/2018, một số học sinh lớp 11 của trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM do thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ văn phụ trách đã sân khấu hóa, đóng một số cảnh trong trích đoạn của các tác phẩm như Số Đỏ, Quan âm Thị Kính và Bỉ vỏ. Tuy nhiên, một số cảnh sân khấu hóa này bị phản ứng vì được cho là tái hiện “cảnh nóng”, vượt quá khuôn khổ của sự sáng tạo. Cảnh sân khấu hóa này bị nhiều giáo viên trong trường phản đối, một số phụ huynh gửi đơn lên nhà trường. Sau đó, những clip này bị rò rỉ trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Tháng 1/2019, lãnh đạo trường ra quyết định kỷ luật thầy Đạt bằng hình thức cảnh cáo, không được giảng dạy, làm chủ nhiệm trong thời gian 12 tháng, chuyển về làm công tác thư viên của nhà trường. Hiện vụ việc vẫn chưa có hồi kết bởi thầy Đạt vẫn tiếp tục phản ứng quyết định trên của nhà trường đồng thời kiện hiệu trưởng ra tòa...
Khoảng tháng 10/2018, một số học sinh lớp 11 của trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM do thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ văn phụ trách đã sân khấu hóa, đóng một số cảnh trong trích đoạn của các tác phẩm như Số Đỏ, Quan âm Thị Kính và Bỉ vỏ. Tuy nhiên, một số cảnh sân khấu hóa này bị phản ứng vì được cho là tái hiện “cảnh nóng”, vượt quá khuôn khổ của sự sáng tạo. Cảnh sân khấu hóa này bị nhiều giáo viên trong trường phản đối, một số phụ huynh gửi đơn lên nhà trường. Sau đó, những clip này bị rò rỉ trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Tháng 1/2019, lãnh đạo trường ra quyết định kỷ luật thầy Đạt bằng hình thức cảnh cáo, không được giảng dạy, làm chủ nhiệm trong thời gian 12 tháng, chuyển về làm công tác thư viên của nhà trường. Hiện vụ việc vẫn chưa có hồi kết bởi thầy Đạt vẫn tiếp tục phản ứng quyết định trên của nhà trường đồng thời kiện hiệu trưởng ra tòa...
Liên quan đến việc thầy hiệu trưởng cho biết, thầy Đạt có “hành vi nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp…”, thầy Đạt yêu cầu Nhà trường hoặc những giáo viên có liên quan trưng ra các bằng chứng, minh chứng về hành vi này. Nếu không, tôi cho đó là sự vu khống, vu cáo tôi trước công chúng.
Riêng câu nói "Nhà trường như nhà tù" thầy Đạt cho biết, thầy chỉ trích dẫn trực tiếp từ ý kiến của một học sinh lớp 11 trong cuộc nói chuyện phím của giờ ra chơi…
Khoảng tháng 10/2018, một số học sinh lớp 11 của trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM do thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ văn phụ trách đã sân khấu hóa, đóng một số cảnh trong trích đoạn của các tác phẩm như Số Đỏ, Quan âm Thị Kính và Bỉ vỏ. Tuy nhiên, một số cảnh sân khấu hóa này bị phản ứng vì được cho là tái hiện “cảnh nóng”, vượt quá khuôn khổ của sự sáng tạo. Cảnh sân khấu hóa này bị nhiều giáo viên trong trường phản đối, một số phụ huynh gửi đơn lên nhà trường. Sau đó, những clip này bị rò rỉ trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Tháng 1/2019, lãnh đạo trường ra quyết định kỷ luật thầy Đạt bằng hình thức cảnh cáo, không được giảng dạy, làm chủ nhiệm trong thời gian 12 tháng, chuyển về làm công tác thư viên của nhà trường. Hiện vụ việc vẫn chưa có hồi kết bởi thầy Đạt vẫn tiếp tục phản ứng quyết định trên của nhà trường đồng thời kiện hiệu trưởng ra tòa...