Giao dịch chứng khoán sẽ không thanh toán bằng tiền mặt

Giao dịch chứng khoán sẽ không thanh toán bằng tiền mặt
TPO - Tại dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước quy định giao dịch chứng khoán, góp vốn sẽ không thanh toán bằng tiền mặt.

'Có thể sớm cấm mua nhà, ôtô bằng tiền mặt' 

Cấm dùng tiền mặt trong các giao dịch mua, bán xe máy, ô tô và bất đông sản
Giao dịch chứng khoán, góp vốn sẽ không thanh toán bằng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất, các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính; các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Quy định này về cơ bản kế thừa Nghị định số 161/2006/NĐ-CP hiện đang được áp dụng.

Giao dịch chứng khoán không thanh toán bằng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước đề xuất, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Các tổ chức không thanh toán bằng tiền mặt với nhau trong các giao dịch mua bán chứng khoán chưa qua Sở giao dịch chứng khoán.

Thực tế hiện nay, đối với các giao dịch thanh toán chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phần lớn đều đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng (người tham gia giao dịch chứng khoán phải mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch). Đồng thời, các giao dịch chứng khoán chủ yếu diễn ra ở những thành phố, khu vực có hạ tầng thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất: Các tổ chức không thanh toán bằng tiền mặt với cá nhân trong những giao dịch mua bán chứng khoán chưa qua Sở giao dịch chứng khoán vượt hạn mức theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Góp vốn không thanh toán bằng tiền mặt

Đối với giao dịch tài chính của doanh nghiệp, trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt; các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

Đối với các khoản giao dịch tài chính khác, Ngân hàng Nhà nước đề xuất, các doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với giải ngân vốn cho vay, theo dự thảo, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giải ngân vốn cho vay bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp cho người thụ hưởng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Giảm thiểu rủi ro thanh toán bằng tiền mặt

Theo dự thảo, Nhà nước thực hiện chủ trương giảm thanh toán bằng tiền mặt để tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến sử dụng tiền mặt; giảm thiểu rủi ro do thanh toán bằng tiền mặt; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn; góp phần cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế.

Đồng thời, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với một số đối tượng, một số lĩnh vực cần thiết với lộ trình thích hợp theo chủ trương của Nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
TPO - Sau vụ lùm xùm về quấy rối tình dục ở Nhã Nam, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử nội bộ và thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về quấy rối tình dục, không để đời sống riêng của cá nhân ảnh hưởng xấu tới tập thể và thương hiệu.