Theo lời giải thích của Tiến sĩ Robert A. Huggins đang công tác tại Đại học Connecticut, mỗi người chúng ta có những nhu cầu khác nhau về lượng nước uống hằng ngày. Trong đó, các yếu tố về giới tính; môi trường bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, ô nhiễm,…); tần suất hoạt động mạnh, chế độ dinh dưỡng và nhịp độ sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nhu cầu hấp thụ nước của từng cơ thể.
Uống nhiều nước nhưng phải vừa đủ để cân bằng bởi cái gì quá nhiều cũng không tốt. Do đó, bạn phải lắng nghe cơn khát của mình và xem đó là cách tốt nhất để biết được khi nào cần uống thêm nước.
Những lưu ý cần thiết để uống nước đúng cách
Mẹo uống nước bằng cách quan sát màu sắc nước tiểu
Ngay khi nước tiểu ngả màu vàng đậm, bạn hãy uống bổ sung ngay 250 ml nước để cân bằng lại.
Uống 2 lít nước không còn là quy tắc vàng cho sức khỏe nữa. |
Dành cho những người thường xuyên tập thể thao
Để ước lượng phần nước cần uống trong một ngày, Tiến sĩ Huggins khuyên người tập thể thao làm một thí nghiệm nhỏ gồm 4 bước đơn giản:
+ Cân xem trọng lượng khi không mặc quần áo của bản thân là bao nhiêu.
+ Uống đủ nước trước khi tập thể thao (tuyệt đối không dùng rượu bia trong quá trình tập) và lúc luyện tập nếu có khát thì có thể uống 1 chút ít nước để cổ họng không bị khô.
+ Sau khi tập luyện xong thì đo lại trọng lượng cơ thể khi không mặc quần áo một lần nữa.
+ Lấy trọng lượng cơ thể được đo lần đầu trừ đi con số của lần đo thứ hai rồi đổi cân nặng hao hụt tính theo kg ra lít (nhớ trừ đi lượng nước uống trong lúc tập luyện nếu có).
Thậm chí uống quá nhiều nước, đặc biệt lúc chơi thể thao còn gây nên những tác hại khôn lường. |
Tiến sĩ Huggins nói rằng, đấy là “tỉ lệ mồ hôi” – số nước đã mất khi tập thể thao và bạn cần phải uống bổ sung trong ngày.
Nếu việc đo đạc trọng lượng trước và sau khi tập thể thao quá rắc rối thì để không tốn thời gian, bạn có thể căn cứ theo ước tính của Tiến sĩ Huggins rằng, hầu hết chúng ta sẽ mất từ 1 đến 2 lít mồ hôi cho mỗi một giờ tập thể thao với nhịp độ vừa phải.
Tình trạng mất nước dù rất nguy hiểm nhưng để cơ thể “quá ẩm” cũng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Đấy là theo kết quả báo cáo được đăng trên tạp chí British Journal of Sports Medicine và tác giả chính của bài báo là Tiến sĩ Tamara Hew-Butler.
Uống nước khi khát là cách bổ sung nước hợp lý và tốt nhất. |
Tiến sĩ Tamara đã nhận thấy, rất nhiều vận động viên bị hạ nồng độ natri trong máu vì uống quá nhiều nước khi tập thể thao gây mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể rơi vào tình huống buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, mệt mỏi và thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê sâu rồi tử vong.
Trên thực tế, các trường hợp trên đã xảy ra với những vận động viên chạy marathon, vận động viên chạy 10.000 m, vận động viên đua thể thao ba môn phối hợp Ironmans và cả trong các lớp học yoga.
Nhìn chung, lượng nước cần uống một ngày không hề là 2 lít nước mà phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người chúng ta.
Hãy uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe nhưng theo tỉ lệ riêng của mỗi người.