Đức sẽ đưa 700 tấn vàng từ Mỹ, Pháp về nước

Đức sẽ đưa 700 tấn vàng từ Mỹ, Pháp về nước
Đầu năm nay, Đức đã thông báo kế hoạch đưa 700 tấn vàng trị giá 27 tỷ euro từ Mỹ, Pháp về nước cho đến năm 2020.

Nhằm hoàn thành mục tiêu cất giữ một nửa số vàng dự trữ ở trong nước, trong năm nay, Đức đã đưa 37 tấn vàng từ Mỹ và Pháp về cất giữ tại Ngân hàng trung ương nước này.

Ngân hàng trung ương Đức - Bundesbank đang thực hiện kế hoạch cất giữ một nửa số vàng dự trữ trong hầm cho đến năm 2020. Điều này cũng có nghĩa họ sẽ phải chuyển khoảng 700 tấn vàng từ Pháp và Mỹ về nước.

Đến năm 2020, Đức sẽ chuyển 700 tấn vàng về nước
Đến năm 2020, Đức sẽ chuyển 700 tấn vàng về nước. Ảnh: DW

Năm nay, Bundesbank đã đưa về 37 tấn vàng từ hai quốc gia này, Russia Today cho biết. Theo ông Jens Weidemann – Thống đốc Bundesbank, số kim loại quý này tương đương 1,1 tỷ euro. Ông cũng giải thích đây là một phần chương trình tăng dự trữ tại Frankfurt, chứ không do nghi ngờ về an ninh tại Mỹ và Pháp.

"Vàng dự trữ của Đức sẽ được cất tại Frankfurt do nơi này được trang bị các thiết bị đặc biệt", Carl-Ludwig Thiele – lãnh đạo tại Bundesbank cho biết.

Một lượng lớn vàng của Đức hiện được cất giữ tại các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu ở New York (Mỹ) và Paris (Pháp). Đầu năm nay, Đức đã thông báo kế hoạch đưa 700 tấn vàng trị giá 27 tỷ euro về nước cho đến năm 2020. Sau khi hoàn tất, một nửa dự trữ vàng của nước này - tương đương 3.400 tấn sẽ được cất giữ ngay tại Đức.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, vì lo ngại Xô Viết tấn công, Chính phủ Đức đã cho chuyển hai phần ba vàng dự trữ sang Anh, Pháp và Mỹ. Gần đây, Bundesbank liên tục bị chỉ trích vì không giữ vàng tại Frankfurt và đã phải quyết định đưa bớt vàng về. Quá trình này đòi hỏi an ninh rất nghiêm ngặt. Trong lần chuyển vàng năm 1966, Đức đã phải dùng cả tàu ngầm.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.