Đột phá y học: Xét nghiệm ung thư bằng ánh mặt trời

Đột phá y học: Xét nghiệm ung thư bằng ánh mặt trời
Các nhà khoa học ở Đại học Cornell, Mỹ, khẳng định ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra đột phá y học. Họ trình làng một thiết bị chẩn đoán bệnh bằng cách dùng điện thoại thông minh, ánh sáng mặt trời và một mẫu nhỏ ADN.

Thiết bị có tên KS-detect (ảnh) sẽ được dùng để chẩn đoán các sarcoma Kaposi, dạng ung thư có liên quan đến HIV. Hiện nay hệ thiết bị này đang được kiểm tra ở Uganda. Bệnh sarcoma Kaposi có thể làm cho 1/5 đến 1/3 người bệnh tử vong trong vòng 1 năm và tới 70% người tử vong trong vòng 3 năm. Càng chẩn đoán muộn thì tỉ lệ tử vong càng cao.

Bệnh thường được phát hiện theo phản ứng chuỗi polymerase làm lộ rõ dấu vết ADN của virus herpes - chịu trách nhiệm về việc hình thành các khối u. Để thử phản ứng cần có những thiết bị phức tạp. Trong điều kiện thiếu điện thì điều đó là phi thực tế. Còn với thiết bị mới KS-Detect thì chỉ cần dùng thấu kính.

Thấu kính tập trung các tia mặt trời, hình thành một đĩa mà vùng rìa có nhiệt độ thấp hơn vùng giữa đĩa. Để xét nghiêm phản ứng chuỗi polymerase thì mẫu phải được hâm nóng và làm nguội. Điều đó được thực hiện trong một kênh siêu nhỏ cấy trong con chip đặt dưới đĩa do những tia mặt trời hình thành. 

Khi mẫu ADN di chuyển theo kênh thì nhiệt độ thay đổi theo chu kỳ. Vạch phẩm xanh đánh dấu sẽ cho thấy dấu vết của ADN virus, còn con chip được điều khiển bằng điện thoại thông minh sẽ tính toán kết quả phẩn ứng. 

Theo Vũ Ngọc Trâm

Theo Một Thế Giới
MỚI - NÓNG
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
TPO - Khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh, nhiều công trình tại Hà Nội bị hư hỏng. Hàng hoa giấy được trồng trên cầu Vĩnh Tuy cũng không thoát khỏi bị quăng quật trở nên xác xơ, nhưng sau gần một tháng, hiện những cây này đang bung nở trở lại, rực rỡ sức sống.