Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đoàn quân xe đạp thồ đã tiến hành một chiến dịch hậu cần phi thường cho tiền tuyến. Cho đến sau này, những chiếc xe đạp thồ đó đã được nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới và cả tướng lĩnh của đội quân viễn chinh Pháp khâm phục.

Video: Chiếc xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 1
Tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), du khách sẽ được khám phá nhiều tài liệu, hiện vật quý giá đã góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Trong đó, đáng chú ý là chiếc xe đạp thồ của chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng (đoàn Phú Thọ) với kỷ lục chuyển gạo trung bình 337kg/chuyến. Xe đạp thồ là loại "vũ khí đặc biệt” đã tiến hành chiến dịch hậu cần phi thường cho tiền tuyến.
Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 2
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, những chiếc xe đạp đã được lực lượng dân công hoả tuyến, bộ đội Việt Nam cải tiến thành chiếc xe đạp thồ. Trên những cung đường hiểm nguy, suối sâu đèo cao, hơn 21.000 "ngựa sắt" đã được dùng để vận chuyển lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực cho đội quân 50.000 người từ cự ly 500km - 600km.
Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 3

Để có thể thồ được khối lượng lớn, họ đã buộc thêm vào ghi-đông một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét, gọi là “tay ngai” để điều khiển xe.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 4
Buộc vào trục yên xe một đoạn tre, cao hơn yên khoảng 50cm để cầm, vừa giữ thăng bằng xe, vừa đẩy xe đi.
Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 5
Tăng độ cứng của khung xe bằng cách hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ; dùng vải, quần áo cũ, săm cũ… để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp.
Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 6

Thời gian đầu, mỗi xe thồ chỉ chở được 80 đến 100kg, sau trọng tải được tăng dần lên nhờ các sáng kiến cải tiến gá, buộc. Kỷ lục có chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng (đoàn Phú Thọ) đã thiết lập xe đạp thồ vận chuyển gạo trung bình 337kg/chuyến.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 7

Khi đó, lực lượng xe đạp thồ được biên chế từng đoàn, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 - 40 xe và có 1 xe chuyên chở phụ tùng thay thế, sửa chữa dọc đường.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 8

Đội quân xe đạp thồ đã vận chuyển được 20.125 tấn, trong đó gạo là 14.950 tấn, vũ khí đạn và dầu 3.000 tấn, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác. Lần đầu tiên ta bảo đảm cho một lực lượng lớn tham gia chiến dịch bao gồm cả bộ đội chủ lực 53.800 người, thanh niên xung phong và dân công phục vụ chiến dịch là 33. 300 người.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 9

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và gian khổ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Ảnh: Thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (9/11/1953).

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ ảnh 10
"Người Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch hậu cần tuyệt hảo mà chúng ta cho là hoàn toàn không thể”, đó là lời nhận xét của những chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới và cả tướng lĩnh của đội quân viễn chinh Pháp sau rất nhiều năm nhìn lại cuộc chiến Điện Biên Phủ.
Tin liên quan