TP - Trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời Tổ quốc hơn 50 năm về trước, các phi công Đại đội bay đánh đêm của Không quân nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh máy bay B-52, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
TP - Ông đề nghị tháo rời các cấu kiện của trạm ra đa để bê lên đỉnh núi. Vị trí đặt trạm đó khiến địch không thể ngờ nên không đánh phá, mà tầm quan sát cũng rộng, xa hơn. Ông cũng là tác giả của phương pháp “bắt” pháo đài bay B52 - loại vũ khí có thiết bị gây nhiễu cực mạnh khiến cho các màn hình ra đa trắng xóa…
TPO - Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Hầm Sở Chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam được xây dựng vào năm 1964. Đây là nơi nhận báo cáo, truyền mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước.
TP - Như đã đề cập ở bài 4, để có được cách đánh B-52, Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) thời kỳ đó đã cử nhiều đơn vị vào chiến trường Quân khu 4 để trực tiếp đụng độ với vũ khí siêu hạng này của địch, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để giành thắng lợi cuối cùng. Qua câu chuyện của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Hùng, một nhân chứng tham gia những trận chiến với B-52, có thể thấy được một “lát cắt” của cuộc chiến khốc liệt này.
TP - “Trung ương và Bác Hồ dự đoán Mỹ sẽ dùng quả đấm chiến lược B52 để đánh Hà Nội từ nhiều năm trước. Vì thế, Không quân ta đã có 5 năm để chuẩn bị cho trận chiến này…”, Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân nói.
TPO - 12 ngày đêm trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 trở thành ký ức hào hùng của quân dân Thủ đô cũng như cả dân tộc. Trưng bày chuyên đề “Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm” tái hiện những thời khắc lịch sử tháng 12 năm 1972.
TPO - Phim tài liệu "Trời Hà Nội xanh" tái hiện lại 12 ngày đêm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không qua những góc nhìn mới. Đạo diễn chọn cách kể bằng chính câu chuyện của nhân chứng lịch sử. Những nhân vật xuất hiện trong phim hầu hết là người từng trực tiếp chỉ huy, chiến đấu trên trận địa.
TPO - Sáng 5/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Thành uỷ Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại.
TPO - Ngày 22/7, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu TNXP tổ chức Tọa đàm gặp mặt các nhân chứng lịch sử tiêu biểu qua các thời kỳ, với chủ đề “75 năm – Những mốc son lịch sử”
TPO - Theo ước tính của phía Mỹ, bộ đội tên lửa của ta đã phóng tổng cộng khoảng 1.000 quả tên lửa trong 12 ngày đêm chiến đấu. Nhưng sự thật Việt Nam dùng bao nhiêu quả tên lửa?
TPO - Đế quốc Mỹ đã huy động bao nhiêu máy bay các loại trong Chiến dịch Linebacker II? Phi công nào của Việt Nam đã bắn hạ B-52 vào đêm 28/12/1972? Hiệp định Paris được ký tắt vào ngày nào?... là những câu hỏi đang chờ bạn giải đáp trong Trắc nghiệm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
TPO - Ngày 21/12, Quân chủng Phòng không không quân (PK-KQ) kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 28 năm ngày hội quốc phòng toàn dân và 45 năm ngày chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
TPO - Sự kiện nào mở đầu cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không? Ai đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris? Bộ phim điện ảnh nào nói về trận Điện Biên Phủ trên không?... là những câu hỏi đang chờ bạn giải đáp trong bài trắc nghiệm lần này.
TP - Nhà văn Bảo Ninh có một truyện ngắn tựa là Chuyện xưa, kết đi, được chưa? Chuyện xưa tức chuyện chiến tranh. Đến dự buổi ra mắt sách Đối mặt với B52 với sự tham gia của nhiều nhân chứng quân và dân Hà Nội từng “đối mặt B52”, tôi nghĩ thỉnh thoảng vẫn nên nhắc lại chuyện xưa, chưa nên kết hoàn toàn.
TP - “Hồi đấy ôn con biết gì!”- mỗi khi lanh chanh góp chuyện chiến tranh, thường bị mắng như thế. Chưa hẳn đâu, ký ức về căn hầm trú ẩn và những tháng ngày sơ tán vẫn hằn in trong những đứa trẻ Hà Nội ngày ấy.
TPO - Tối 25-12, tại Bảo tàng Phòng không - Không quân đã diễn ra Đêm hội truyền thống chào mừng kỷ niệm và trao giải thưởng Cuộc thi tìm hiểu 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
TP - Tình yêu của những người con gái Việt Nam đã nâng cánh bay cho chiến sĩ giữa khung trời đạn lửa. Những mối tình tuyệt đẹp thời chiến tranh, mà giờ đây đọc lại, vẫn cứ rưng rưng.
TP - Cùng Bộ đội tên lửa, cao xạ và các lực lượng khác, Không quân Việt Nam non trẻ đã góp công lớn trong trận thắng Điện Biên phủ trên không tháng 12 -1972.
Cách đây vừa tròn 40 năm, ngày 18-12-1972, đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lớn trên Bắc.
LTS: Đại tướng Phùng Quang Thanh có bài viết trên Tạp chí QPTD 12/2012 nhân 40 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, 68 năm thành lập QĐND Việt Nam, 23 năm Ngày Hội QPTD. TPO giới thiệu toàn văn bài viết này.
TPO - Loạt chương trình VTV gửi tới khán giả kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” hứa hẹn mang đến cho khán giả cái nhìn đa chiều và toàn cảnh về cuộc đối đầu lịch sử này.
TP - Dưới nền trụ sở báo Tiền Phong có một căn hầm đã được lấp. Nhưng chúng tôi biết chỉ khơi chút chút cái nền nhà kia là phát lộ một tầng vỉa của một quá khứ tất tả, bi hùng... Lòng đất Thủ đô chỗ nào mà chả có tầng vỉa ấy?
Khiêu vũ với tử thần là bộ phim tài liệu nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhân chứng lịch sử của cả Việt Nam, Nga và Mỹ với những hình ảnh tư liệu quý về hành trình tìm kiếm một vũ khí chiến lược có thể chống chọi với B52 của Mỹ.
TP - Điệp từ ba ba bốn bốn không hiểu sao cứ lặp lại khi ngồi với phi công Từ Đễ. 44 năm Đại tá Từ Đễ ở trong quân ngũ. Trọn 33 năm Từ Đễ là phi công chiến đấu không rời chiếc máy bay tiêm kích, hết Mig 17, rồi Mig 21 và sau cùng là A37. Ông là trưởng nam của vị giáo sư huyền thoại Từ Giấy.
TP - Chương trình “Vang mãi bản hùng ca” lần thứ 4 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam) vào lúc 20 giờ,ngày 16-12 tới đây.
TP - Đường Hồ Chí Minh xuyên Việt thênh thang, xuyên một góc rừng Cúc Phương sắp chạm mặt với Cửa Hà, Cẩm Thủy (Thanh Hóa), nơi tôi thường ghé quán ăn của ông Nguyễn Minh Tiến. Rất ít khách ăn biết rằng, họ đương ngồi ngay sát đường băng của một sân bay dã chiến có mật danh là B9.