Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa

TPO - 12 ngày đêm trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 trở thành ký ức hào hùng của quân dân Thủ đô cũng như cả dân tộc. Trưng bày chuyên đề “Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm” tái hiện những thời khắc lịch sử tháng 12 năm 1972.  ​
Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 1

Chuyên đề Máu và Hoa – Hà Nội 12 ngày đêm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia làm sống dậy những ngày tháng khốc liệt cuối năm 1972 - khi quân dân Thủ đô đoàn kết chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ.

Phát biểu khai mạc chuyên đề sáng 16/12, ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - khẳng định Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm giúp công chúng ý thức được giá trị của niềm tin chiến thắng. Ảnh: GIA LINH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 2

Trưng bày chuyên đề gồm 3 phần: Tầm nhìn chiến lược, Hà Nội 12 ngày đêm - Máu và Hoa Hoa chiến thắng. Toàn bộ không gian trưng bày tái hiện một cách sinh động, chân thực về cuộc sống, không khí chiến đấu, phục vụ chiến đấu qua những ký ức của người Hà Nội cũng như những thắng lợi của quân và dân Thủ đô trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Ảnh: NGỌC ÁNH

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 3

Đại tá Phạm Xuân Mai xúc động nhìn lại bức ảnh do chính ông chụp được trưng bày tại chuyên đề. Ngày 16/7/1965, trước khi Mỹ đưa B-52 ra miền Bắc, đại tá Phạm Xuân Mai chụp khoảnh khắc Bác Hồ tới thăm trận địa khẩu đội 6 pháo cao xạ tại sân bay Bạch Mai. Ông xúc động kể lại từng lời hỏi thăm của Bác và may mắn lưu lại khoảnh khắc Bác đội chiếc mũ sắt của chiến sĩ pháo cao xạ.

"Đây là bức ảnh cuối cùng trong cuốn phim ngày 16/7 của tôi. Bằng linh cảm của một người lính, một phóng viên chiến trường, tôi biết Bác Hồ sẽ đội chiếc mũ sau khi hỏi thăm chiến sĩ và chớp nhanh khoảnh khắc ấy. Ra trận địa giữa ngày hè, Bác ân cần hỏi đại đội có nóng không, có mệt không", đại tá Xuân Mai kể. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 4

Lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1966 - trong bối cảnh đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc. Ngày 17/7/1966, trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do...". Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 5

Băng đạn dài 14,5 mm trong chiến công bắn rơi máy bay F4 Mỹ của đơn vị trực chiến Nhà máy Phân lân Văn Điển năm 1972. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 6

Tủ ấm 37 độ C của Khoa Huyết học - Trung tâm nghiên cứu y học bệnh viện Bạch Mai. Chiếc tủ bị pháo đài bay B-52 ném bom phá hủy cuối tháng 12 năm 1972. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 7

Ông Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội - chiêm ngưỡng các hiện vật tại chuyên đề Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 8

Một số mật điện, nghị quyết của Ban Bí thư, Bộ Chính trị về chống chiến tranh phá hoại, đẩy mạnh mọi công tác chi viện cho chiến trường. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 9

Micro của Đài tiếng nói Việt Nam dừng phát tín hiệu khi máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội rạng sáng 19/12/1972 (trái). Chiếc micro được trưng bày cùng đĩa hát mà nhân dân Phần Lan sử dụng để cổ động phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ năm 1972. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Hà Nội 12 ngày đêm - Ký ức Máu và hoa ảnh 10

Trưng bày chuyên đề khai mạc ngày 16/12/2022 và mở cửa đến tháng 4/2023 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trong ngày khai mạc, nhiều bạn trẻ tới tham quan và tìm hiểu những hiện vật lịch sử của quân dân Hà Nội trong 12 ngày đêm lịch sử. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Tin liên quan