Ký ức Hà Nội 12 ngày đêm

Ký ức Hà Nội 12 ngày đêm
TPO - Trong loạt chương trình kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức giao lưu về chủ đề này, chiều 16-12.

Học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được dịp giao lưu với nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Trung tướng Phạm Tuân; GS Đỗ Doãn Đại, nguyên giám đốc bệnh viện Bạch Mai thời kỳ 1969-1972; đại tá, nhà báo Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập báo Phòng không Không quân.

Đây là những nhân chứng lịch sử từng chứng kiến, tham gia chiến đấu và nghiên cứu về sự kiện 12 ngày lịch sử này.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và các khách mời nhắc về thời kỳ lịch sử gian khổ, hào hùng. 40 năm trước, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, với tuyên bố hùng hồn “phải đẩy lùi Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”.

Chiến dịch Lai-nơ-bêch-cơ 2 (Linebacker 2) khởi động ngày 17-12-1972, chính là cuộc nóm bom hủy diệt quy mô.

Trong 12 ngày đêm, Mỹ sử dụng 663 lần/chiếc B.52 và 3.920 lần/chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và khu vực lân cận, với hơn 1.000 tấn bom, đạn.

Nhớ lại thời kỳ này, GS Đỗ Doãn Đại kể lại câu chuyện tang thương: Bệnh viện Bạch Mai thời ấy là nơi trang bị máy móc hiện đại, tiếp nhận đông bệnh nhân Hà Nội nên cũng là mục tiêu nóm bem B.52.

Ngày 22-12 bệnh viện hứng chịu đợt ném bom kinh khủng, khiến 28 người chết và 22 người bị thương, nhiều căn hầm sập.

Ba y tá Diên, Khuyến và Thạch ôm chặt nhau chết do mảng bê tông đè phải, dù cách đấy mới hai tháng y tá Khuyến và Thạch mới làm phù dâu cho y tá Diên.

Âm vang Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không

Đây là trưng bày ngay sảnh bên cạnh hội trường của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (25 Tông Đản) với ba nội dung: Sự kiện 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972; Hà Nội-Thành phố vì hòa bình; Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Người xem thấy lại nhiều bức ảnh tư liệu quý, về hình ảnh Mỹ đưa dàn siêu máy bay bắn phá miền Bắc; nhiều phụ nữ, trẻ em và người già được sơ tán khỏi Hà Nội năm 1972; xác máy bay B.52 do quân và dân Hà Nội bắn rơi trên đường Hoàng Hoa Thám.

Theo Viết
MỚI - NÓNG