Đến với khoa học không bao giờ là muộn

Đến với khoa học không bao giờ là muộn
TP - Đó là chia sẻ của GS Lưu Lệ Hằng (52 tuổi, người Mỹ, gốc Việt) với hơn 1.300 học sinh, sinh viên và bạn trẻ yêu khoa học tại buổi tọa đàm “Cách nhìn mới về hệ Mặt trời và những khám phá của thiên văn học liên quan” ngày 21/7.

GS Lưu Lệ Hằng cho rằng, với những người thực sự say mê, để trở thành một nhà thiên văn học hay một nhà du hành vũ trụ thì không bao giờ muộn, nhưng tốt nhất nên bắt đầu từ bây giờ. Học sinh, sinh yêu thích thiên văn học ở Việt Nam có thể tiếp cận được lĩnh vực khoa học này sau khi Tổ hợp không gian khoa khọc tại Bình Định hoàn thành và đưa vào sử dụng. Về khó khăn của người phụ nữ khi làm khoa học, GS cho rằng, điều đó tùy vào cá nhân.

GS Lưu Lệ Hằng đang công tác tại Khoa Thiên văn học thuộc Viện đại học Harvard và phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Năm 1992, bà cùng GS David Jewitt đã khám phá ra Vành đai Kuiper với 70.000 thiên thạch, từ đó mở ra hướng đi mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành của Thái dương hệ.

Năm 2012, bà vinh dự nhận được hai giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thiên văn học: Giải thưởng Shaw năm 2012 và Giải thưởng Kavli. Tên của bà được cộng đồng thiên văn học thế giới đặt tên cho một tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời là 5430 Luu.

MỚI - NÓNG