Chó sói: Đây là động vật sống thành nhóm có tính kỷ luật cao, loài động vật này khi sống thành bầy đàn với số lượng quá lớn có sự ràng buộc lỏng lẻo, ngay lập tức chúng sẽ tự tan ra để thành lập những nhóm khác mong tạo ra sự ràng buộc chặt hơn. Chó sói cũng luôn đấu tranh vì sự công bằng.
Trong suốt quá trình kiếm sống, những con sói thống trị trong đàn luôn cố gắng để có sức mạnh của mình trước những con yếu hơn, để các con khác luôn tỏ vẻ sự kính phục. GS Bekoff cho rằng, nếu không có sự phân biệt phải trái thì sẽ không có hành động trên. Khi săn mồi chúng cũng luôn xem xét hỏi bầy đàn rằng, nên tha thứ hay tiếp tục tấn công con mồi tiếp.
Sói Bắc Mỹ: Đây cũng là thành viên của gia đình nhà chó. Khi sống cũng có những luật lệ tương tự.
Voi: Đây là loài động vật có tổ chức xã hội cao, theo nhà nghiên cứu Iain Douglas Hamilton, Phòng nghiên cứu Động vật thuộc trường ĐH Oxford, ở loài voi luôn trắc ẩn lòng thương yêu đồng loại khi có thành viên bị ốm. Khi một voi cái đầu đàn bị ốm, các con voi cái nhỏ luôn hầu hạ, thậm chí thay nhau cõng trên lưng cho tới khi voi cái đầu đàn bị chết.
Tinh tinh: Đây là loài khỉ lớn, có nhiều tiến bộ, gần gũi tổ tiên của chúng ta. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, đây là loài động vật có lương tâm, biết phải trái. Một con tinh tinh tại Trung tâm Bảo tồn khỉ lớn ở Florida đã biết đau khổ khi bạn nó bị nhốt để chữa trị bệnh. Các nhà khoa học cũng cho biết, cả nhóm tinh tinh đã xúm tới chữa trị cho người bạn bị ốm đau. Tinh tinh cũng luôn đấu tranh vì sự công bằng và có những hình phạt riêng cho từng đối tượng.
Chuột nhắt sống luôn có tình yêu thương
Bộ gặm nhấm: Tiêu biểu trong số này là loài chuột nhắt, chúng luôn biết rằng, chúng sẽ không thể lấy được thức ăn nếu chúng làm những con chuột khác đau lòng. Trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy, những con chuột khi nhận thức ăn liền báo hiệu cho những con khác tới nhận ngay.
Họ nhà dơi: Dơi thường xuyên thèm uống máu hàng đêm, tuy nhiên, không phải con dơi nào cũng kiếm được ăn, vì vậy, con kiếm được thường chia sẻ cho những con không kiếm được. Các nhà khoa học cho rằng, sự chia sẻ này mang tính có đi có lại giữa các thành viên trong nhóm.
Sự thay đổi giữa các thành viên trong nhóm cũng giúp các con dơi có tính liên kết xã hội mạnh hơn. Một nghiên cứu khác tại trường ĐH Gainesville bang Florida đã cho thấy, những con dơi cái cũng thường tiếp mồi cho những con dơi cái khác đang nuôi con hoặc đang mang thai.
Cá voi sống luôn có lương tâm với đồng loại
Cá Voi: phát hiện thấy trong loài cá này có nhiều tế bào trục xoay trong não, loại tế bào lớn và đặc biệt này có giới hạn so với con người và loài khỉ lớn, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ lương tâm cũng như cảm nhận cảm xúc từ nhau. Cá voi lưng gù, cá voi có vây, họ cá nhà táng cũng được phát hiện có nhiều tế bào trục xoay trong não, các loại tế bào này nhiều hơn 3 lần so với con người. Phát hiện này chỉ ra sự phức tạp của các con cá voi đối với cảm xúc của chúng hay so với các loài động vật khác.