Đầm Nhà Mạc trước khi được khai quật

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một trong những địa danh được biết đến rộng rãi ở Quảng Ninh mang dấu ấn nhà Mạc là đầm Nhà Mạc. Mới đây, khu vực này đã được cấp phép khảo cổ nhằm mục đích nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị gắn với thời nhà Mạc.

Gần như trọn vẹn thế kỷ 16, trong cuộc tranh đấu về quyền lực với nhà Lê - Trịnh, nhà Mạc lấy vùng Đông Bắc làm căn cứ quân sự quan trọng. Đây cũng là lý do khiến vùng đất Quảng Ninh ngày nay còn lưu lại nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa của triều Mạc.

Một trong những địa danh được biết đến rộng rãi ở Quảng Ninh mang dấu ấn nhà Mạc là đầm Nhà Mạc.

Theo tư liệu lịch sử, đầm Nhà Mạc nằm ở vị trí giáp ranh huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) do Ninh Vương Mạc Phúc Tư (1524-1593) - con thứ hai của Mạc Đăng Doanh - khoanh vùng trồng cây ngập mặn, vừa bảo vệ đất đai, vừa làm nơi giấu quân.

Đến nay, đầm Nhà Mạc vẫn là vùng đầm khai thác thủy sản, không có người dân sinh sống.

Đầm Nhà Mạc trước khi được khai quật ảnh 1
Khu vực đầm Nhà Mạc là một trong những địa điểm mang đậm dấu ấn về thời nhà Mạc được cấp phép khai quật khảo cổ.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng Ninh Vương Mạc Phúc Tư chính là người cho dựng vườn Thiên Long uyển ở làng Yên Khánh, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều ngày nay. Tới nay, tại núi đá ở thôn Yên Khánh vẫn còn đó 3 chữ Hán Thiên Long uyển khắc trên vách đá.

Đầm Nhà Mạc trước khi được khai quật ảnh 2

Một góc tường thành Xích Thổ thuộc xã Thống Nhất, Hoành Bồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Cuối thế kỷ 16, sau khi bị đánh bại ở Thăng Long, con cháu nhà Mạc là Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Chương, Mạc Kính Cung đã kéo nhau ra giữ An Quảng, xây dựng lực lượng chống lại nhà Trịnh.

Quân Mạc cho xây dựng một loạt thành lũy ở Động Linh, Khoái Lạc (Yên Hưng), Xích Thổ (Hoành Bồ), Cẩm Phả và Vạn Ninh (Móng Cái). Trong số các thành lũy trên, duy nhất chỉ thành Xích Thổ còn tương đối rõ dấu vết.

Thành Cẩm Phả cách đây khoảng 10 năm vẫn còn dấu vết một đoạn ở gần nhà máy Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả nhưng đến nay đã mất hẳn.

Đầm Nhà Mạc trước khi được khai quật ảnh 3

Những pho tượng đất sét ở chùa Mỹ Cụ (Đông Triều) có niên đại thời Mạc (thế kỷ XVI).

Trong thời gian nắm giữ chính quyền, nhà Mạc rất chú trọng đến mở rộng giao thương, buôn bán, phát triển thủ công nghiệp. Sử cũ còn ghi thuyền buôn Trung Hoa và thuyền buôn phương Tây thường xuyên qua lại biển Đông tới buôn bán với Đàng Ngoài (miền Bắc).

Dưới thời Mạc, nhiều lò gốm sứ đã được mở ở vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng để phục vụ xuất khẩu.

Trong những năm qua, khi tiến hành điều tra khảo sát hệ thống thương cảng Vân Đồn tại các bến bãi cổ ven biển từ Móng Cái về Yên Hưng, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều đồ gốm, nhất là gốm sành, tiền có niên đại thời Mạc. So với đồ gốm sành thời Trần (to, dày), gốm sành thời Mạc mỏng hơn, độ nung cao hơn.

Đầm Nhà Mạc trước khi được khai quật ảnh 4
Gốm sành thời Mạc mỏng hơn, có độ nung cao hơn.

Ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, các dấu vết của nhà Mạc trên đất Quảng Ninh đã và đang có nguy cơ mai một dần. Một số di tích còn khá nguyên vẹn cần được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật khảo cổ tại đầm Nhà Mạc (xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) - một trong những địa điểm mang đậm dấu ấn về thời nhà Mạc.

MỚI - NÓNG
Cuộc chơi mới trên thị trường bất động sản
Cuộc chơi mới trên thị trường bất động sản
TPO - Thị trường bất động sản đang chứng kiến sự điều chỉnh linh hoạt từ các chủ đầu tư khi nỗ lực hoàn tất việc tái cấu trúc, khẩn trương hoàn thiện pháp lý các dự án, tích cực triển khai khởi động các dự án mới, đa dạng hóa hoạt động M&A, mở rộng thị trường...