TPO - Các nhà khảo cổ học ở Peru đã khai quật được ngôi mộ của ít nhất 73 người có niên đại khoảng 1.000 năm trước, vài trăm năm trước khi người Inca xâm chiếm các vùng phía Tây Nam Mỹ.
TP - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ sẽ loại bỏ tất cả hài cốt con người khỏi bộ sưu tập trưng bày của họ, bởi hoạt động sưu tập này bắt nguồn từ những tư duy lịch sử “còn thiếu sót sâu sắc”.
TPO - Những hình chạm khắc lạc đà có kích thước như ngoài đời thật đã được tìm thấy ở sa mạc Ả Rập Saudi, nhưng các nhà khảo cổ học không biết chắc ai đã tạo ra chúng và khi nào.
TPO - Mẫu hóa thạch của loài vượn được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đảo ngược quan điểm truyền thống từ thời Charles Darwin, rằng tổ tiên của con người có thể không phải có nguồn gốc từ châu Phi.
TPO - Di chỉ khảo cổ học Tuần Quán (phường Yên Ninh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái ) có niên đại khoảng 13 nghìn năm, thuộc văn hóa Hòa Bình. Di chỉ có giá trị có giá trị lịch sử, khảo cổ về sự dịch chuyển hình thức cư trú, từ trong hang động ra các thềm sông, suối giai đoạn hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam.
TPO - Cùng với việc phát hiện nhiều dấu tích quan trọng liên quan đến đàn Nam Giao triều Tây Sơn tại Huế qua hai giai đoạn tổ chức khảo cổ học, giới khoa học còn chỉ ra điểm khác biệt, độc đáo của công trình cổ này mà chưa từng gặp đối với các loại hình đàn tế giao trên thế giới.
Nhiều người trong gia tộc nổi tiếng Medici, được chôn cất như vua chúa ở Vương cung Thánh đường San Lorenzo (Florence - Ý) có thể chết vì cùng một nguyên nhân, thứ vẫn ám ảnh nhân loại cho tới ngày nay.
TPO - Các nhà khảo cổ được phép khai quật bổ sung tại vị trí dự kiến xây dựng đền thờ Ngô Quyền thuộc di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
TPO - Từ lâu, người ta đã nghĩ rằng pyrite - một khoáng chất sáng bóng còn được gọi là vàng- là thành phần đặc biệt mang lại cho các hóa thạch được nhúng trong Đá phiến sét Posidonia của Đức ánh sáng vàng. Nhưng bây giờ các nhà khoa học nghĩ rằng, một cái gì đó khác đang khiến những hóa thạch này lung linh.
TPO - Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tàn tích ngập nước của một con đường 7.000 năm tuổi, nối một vùng đất nhân tạo cổ xưa với một hòn đảo của Croatia.
Chiếc đàn sừng hươu một dây, cổ vật có niên đại 2.000 năm tuổi, thuộc nền văn hóa Óc Eo được phát hiện năm 1997 tại di chỉ Gò Ô Chùa (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) hiện được Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An đang bảo quản.
TPO - Những hiện vật, đồ dùng của người Việt cổ đã được các nhà khảo cổ học khai quật tại Khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc có niên đại khoảng 2.500 năm trước - thời kỳ Vua Hùng dựng nước.
TPO - Khoảng 8.300 năm trước, ở thời kỳ đồ đá, một cậu thiếu niên có hộp sọ khác thường và vóc dáng thấp bé có thể đã chạy dọc theo bờ biển đầy đá của Na Uy ngày nay, dừng lại để lấy lại thăng bằng khi cậu nắm chặt cần câu. Một bản tái tạo toàn bộ cơ thể mới của cậu thiếu niên này- có biệt danh là Vistegutten, tiếng Na Uy có nghĩa là "cậu bé đến từ Viste" - đang được trưng bày tại bảo tàng Hå Gamle Prestegard, miền nam Na Uy.
Tại Cần Giờ (TP.HCM), Viện Khảo cổ học phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM (Sở Văn hóa-Thể thao TP.HCM) vừa tổ chức công bố kết quả khai quật di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ (năm 2021 - 2022), với nhiều phát hiện quan trọng.
TPO - Một người dò tìm kim loại ở Bỉ đã khai quật được một mảnh vỡ của một đồ tạo tác bằng đồng bí ẩn được gọi là khối 12 mặt của người La Mã đã hơn 1.600 năm tuổi. Không ai biết những khối 12 mặt dùng để làm gì. Các nhà khảo cổ cho rằng, chúng có thể mang ý nghĩa tôn giáo hoặc ma thuật.
TPO - Sáng 17/1, tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hoá) đông đảo nhân dân và du khách đã tham quan, mua sắm tại phiên chợ “Tết xưa làng cổ”.
TPO - Các nhà khảo cổ đã tạo ra một mô hình ba chiều chi tiết về những mảnh gỗ còn sót lại của thân tàu bằng cách sử dụng máy quét laze và chụp ảnh kỹ thuật số. Phần lớn vỏ gỗ của một con tàu quý hiếm thời Elizabeth đã được tìm thấy trong một mỏ đá ngập nước ở đông nam nước Anh, cách bờ biển gần nhất hàng trăm mét.
Nhiều chuyên gia khẳng định Vòng Thành Đá Trắng là di chỉ thành cổ có giá trị độc đáo, là điểm nhấn nổi bật trong tổng thể tiến trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và rộng hơn nữa.
TPO - Trưng bày "Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên" giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật khảo cổ quý giá minh chứng cho sự ra đời của Quốc Tử Giám.
TPO - Tối 14/12, hàng trăm đại biểu dự Đại hội toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII có trải nghiệm đáng nhớ tại Hoàng thành Thăng Long, thăm quan, chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử, dâng hương tại điện Kính Thiên...
TP - Các nhà khảo cổ học ở Grudia đã tìm thấy chiếc răng 1,8 triệu năm tuổi thuộc về một loài người sơ khai, biến đất nước này thành một trong những quê hương đầu tiên của con người thời tiền sử bên ngoài châu Phi.
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới cho phép cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học mở rộng khai quật khảo cổ tại địa điểm chùa Cao.
TPO - Một con voi ma mút lông cừu 30.000 năm tuổi được ướp xác gần như hoàn hảo đã được một thợ mỏ khai quật từ lớp băng vĩnh cửu tại Klondike, Canada.
TPO - Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc địa phận thôn 6 (xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) là di chỉ phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, một công xưởng chế tác mũi khoan đá quy mô lớn.
TPO - Một số con đường hướng đến trung tâm của đại dương vừa được các nhà khoa học phát hiện gần đây ở Thái Bình Dương. Họ gọi đó là “con đường đến Đại Tây Dương”.
TPO - Những bức vẽ khổng lồ của người Mỹ bản địa vừa được một nhóm các nhà khoa học tiết lộ. Đây là tác phẩm nghệ thuật hang động lớn nhất từng được phát hiện ở Bắc Mỹ và chưa từng được tìm thấy trong hang động ở Alabama hơn 1.000 năm qua.