‘Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là ưu tiên số 1’

‘Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là ưu tiên số 1’
Vượt qua 2/3 chặng đường của năm 2013 với nhiều khó khăn, thách thức, song Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) vẫn đứng vững, từng bước ổn định việc làm và đời sống cho hơn 14 vạn lao động, đồng thời có những đường hướng rõ nét cho sự phát triển lâu dài và bền vững khi chỉ còn không đầy 3 năm nữa, than sản xuất trong nước sẽ tăng tốc với tốc độ vũ bão để đáp ứng nhu cầu điện quốc gia.

‘Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là ưu tiên số 1’

> Vinacomin đạt doanh thu 60.492 tỷ đồng
> Vinacomin kiến nghị giảm thuế xuất khẩu than xuống 10%

Vượt qua 2/3 chặng đường của năm 2013 với nhiều khó khăn, thách thức, song Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) vẫn đứng vững, từng bước ổn định việc làm và đời sống cho hơn 14 vạn lao động, đồng thời có những đường hướng rõ nét cho sự phát triển lâu dài và bền vững khi chỉ còn không đầy 3 năm nữa, than sản xuất trong nước sẽ tăng tốc với tốc độ vũ bão để đáp ứng nhu cầu điện quốc gia.

Nhân 77 năm Ngày Truyền thống công nhân mỏ (12/11/1936-2013), phóng viên đã phỏng vấn ông Lê Minh Chuẩn – TGĐ Vinacomin về vấn đề này.

Vinacomin phấn đấu ổn định việc làm của công nhân trong bối cảnh khó khăn
Vinacomin phấn đấu ổn định việc làm của công nhân trong bối cảnh khó khăn.

Thưa ông, năm 2013 là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành than. Ông đánh giá thế nào về khả năng thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh than trong năm nay?

Phải nói rằng, năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành than, và không chỉ riêng ngành than mà với các ngành kinh tế nói chung. Quan điểm chỉ đạo của tập đoàn là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo thu nhập, đặc biệt là thu nhập của đội ngũ thợ lò. Ngành than cũng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, dù trong kinh doanh thì lợi nhuận là thước đo, nhưng bên cạnh việc có lợi nhuận, đóng góp cho Nhà nước, đảm bảo đời sống và thu nhập người lao động cũng rất được chú trọng.

Chính vì mục tiêu này, chúng tôi chỉ đạo phải đẩy mạnh các giải pháp tiết giảm chi phí, gác lại dự án chưa cần thiết để tập trung cho sản xuất chính là hòn than. Ngành than sẽ cố gắng phấn đấu đạt sản lượng tiêu thụ 39 triệu tấn than trong năm nay, tuy phải chấp nhận tồn kho cao hơn định mức do đặt ưu tiên công ăn việc làm cho người lao động lên hàng đầu.

Có ý kiến cho rằng, sau năm 2015, nhu cầu than cho điện sẽ tăng như vũ bão, trong khi đó sản xuất than trong nước phải tính chuyện nhập khẩu than. Vì sao Vinacomin vẫn chưa kết thúc việc XK than? Có phải lợi nhuận từ XK vẫn là nguồn thu chính của tập đoàn?

Đúng là trước đây ngành than phải lấy giá than XK bù cho giá than bán trong nước, vì than bán cho các hộ tiêu thụ trong nước thấp hơn giá thành. Kể từ năm 2012 và mới đây Chính phủ cho phép than bán cho điện được tăng bằng giá thành sản xuất kinh doanh than năm 2013, khiến ngành than bớt khó khăn. Nhiệm vụ số 1 của Vinacomin là đảm bảo mọi nguồn lực cho an ninh năng lượng quốc gia.

Năm 2013, thấy ngay có sự chuyển dịch rất rõ rệt theo đúng lộ trình Chính phủ chỉ đạo là giảm XK và tăng tiêu thụ nội địa. Trong năm nay, chúng tôi còn XK trên 10 triệu tấn, năm tới xuống còn 8 triệu tấn, đến năm 2015, chỉ còn khoảng 3 triệu tấn là những loại than trong nước không sử dụng.

Có phải yếu tố làm giá thành than tăng cao chính là do năng suất lao động thấp, khi ngành than vẫn chủ yếu xuất thô mà không xuất tinh nên hiệu quả thấp, thưa ông?

Năng lực của ngành than hiện nay còn rất hạn chế, bởi nguồn lực về tài chính của ngành đều trông vào vốn vay, nguồn tự tích lũy không đủ để đầu tư. Nguồn lực con người cũng thiếu, thậm chí có thời điểm khủng hoảng thiếu thợ lò, do đây là ngành đặc thù rất vất vả, nguy hiểm, rủi ro cao, không hấp dẫn người lao động.

Phải có cơ chế chính sách để thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án từ khâu cấp phép, đến thủ tục đầu tư, nguồn vốn để phát triển mỏ. Như hiện nay, hòn than đang phải gánh những chi phí quá cao khiến giá thành sản xuất bị đội lên. Nếu không có chính sách phù hợp cho nó thì phải nói giá thành làm than sẽ rất là cao, sẽ đội giá thành của những sản phẩm mà than là đầu vào như điện, phân bón, ximăng và các ngành sản xuất khác...

Ý kiến cho rằng, các loại phí và thuế đánh vào than, có quan điểm là đúng, phải đánh thật cao nhưng đánh như thế nào để hòn than phát triển được là vấn đề đặt ra... Còn ý kiến cho rằng, ngành than đang xuất khẩu thô thì tôi cho rằng không thỏa đáng. Từ hòn than nguyên khai muốn XK hay bán trong nội địa đều phải qua khâu sàng tuyển.

Hiện ngành than đã phải đầu tư hệ thống băng chuyền sàng tuyển than để sản xuất ra các dải than đạt tiêu chuẩn XK, trên thế giới đây là ngành sản xuất có giá trị XK cao, không thể nói ngành than chỉ biết xuất thô và so sánh với việc cứ múc than dưới đất lên là bán. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Xin cảm ơn ông!

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG