Cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga khiến NATO choáng váng?

Trực thăng Mi-17
Trực thăng Mi-17
TPO - Kế hoạch hợp tác quân sự giữa Moscow của Ankara đã khiến giới chức NATO tỏ ra choáng khi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang có xu hướng tách biệt khỏi mọi hoạt động của liên minh. Không những thế, NATO còn khá lo lắng khi liên tục chứng kiến cách tập trận quy mô lớn của Nga.

Nga hỗ trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga-Rosoboronexport đã tiến hành cung cấp các phương tiện chiến đấu mới do nước này sản xuất cho Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện công ty cho biết tại triển lãm quốc phòng IDEF-2015 hôm 5/5.

“Chúng tôi đã hợp tác trong việc chế tạo các thủy phi cơ đổ bộ có kích thước nhỏ cho quân đội. Đồng thời, Nga cũng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển hệ thống chiến đấu dựa trên nền tảng sẵn có của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ,” ông Anatoly Aksyonov, người đại diện Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport khẳng định.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang có kế hoạch mở rộng việc buôn bán vũ khí và thiết bị quân sự.

Ngoài ra, hai bên sẽ thúc đẩy việc hợp tác trên nhiều lĩnh vực công nghệ cao khác như phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, thông tin liên lạc điện tử và nghiên cứu các loại vũ khí thiết bị quân sự hiện đại, cũng như hợp tác trên không gian vũ trụ.

Nga hiện đang cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các dịch vụ sau bán hàng và tiếp tục bàn giao nhiều phụ kiện thay thế liên quan đến trực thăng vận tải Mi-17. 

Trước đó, công ty Nga cũng đã đề nghị được lắp đặt các gói nâng cấp đối với các thiết bị quân sự của Nga.

Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra rất quan tâm đến nhiều hệ thống tên lửa phòng không khác của Nga, bao gồm Antey-2500 và S-300.

Ảnh minh họa
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang có kế hoạch mở rộng việc buôn bán vũ khí và thiết bị quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên sáng lập của NATO, đặc biệt là ngay từ đầu năm 2013, Mỹ, Đức và Hà Lan cũng điều tổng cộng 6 hệ thống tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ nước này khỏi cuộc nội chiến ở Syria. 

Vì thế, mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga được các nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang đi ngược lại với chính sách ngoại giao của toàn khối.

Choáng ngợp với cách tập trận kiểu Nga

Trong 2 năm 2013 và 2014, quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Tổng thống Tư lệnh Tối cao Vladimir Putin đã tiến hành hàng trăm cuộc tập trận với quy mô từ cấp chiến thuật cho đến cấp chiến dịch của hầu hết các quân binh chủng trong quân đội Nga.

"Những cuộc tập trận này phần lớn luôn đột ngột, bất ngờ với những tình huống giả định buộc quân đội phải phát huy tối đa khả năng sẵn sàng chiến đấu mà “kể từ sau chiến tranh lạnh, NATO chưa bao giờ tổ chức được” ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO nhận xét.

Gần đây nhất sau 2 cuộc tập trận của NATO là cuộc tập trận bất ngờ ở Biển Đen và Loạt cuộc tập trận rầm rộ được khởi động ngày hôm qua (16/3) của Nga thu hút gần 40.000 binh lính, 3.300 phương tiện chiến đấu, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 110 máy bay.

Cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga khiến NATO choáng váng? ảnh 2 Hải quân Nga tập trận.

Trung tướng Frederick Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, nói với các phóng viên: “Tôi theo dõi sát sao những cuộc tập trận của Nga…Tôi quan tâm về việc họ có thể điều động 30.000 lính và 1.000 xe tăng đến một địa điểm nhanh đến mức độ nào. Và, họ làm điều đó rất nhanh, thật ấn tượng”.

Những cuộc tập trận của quân đội Nga, thể hiện ý chí và ý thức quốc gia cao, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy với tinh thần “ngay và luôn” đã trở thành điều xa xỉ với NATO.

Đây là điều cực kỳ không đơn giản với một liên minh quân sự chứa đựng nhiều lợi ích khác nhau và quen tác chiến với kẻ yếu như NATO.

Hơn 70% kinh phí hoạt động NATO là của Mỹ cho nên NATO chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ… Vì vậy, sự thua kém trong tập trận còn có khoảng cách xa hơn nữa. 

Gần đây, hàng trăm chuyến bay của lực lượng không quân của Nga đã khiến cho NATO hoảng hốt điều máy bay “ngăn chặn”, theo dõi. Thực chất là bay theo vì nếu chiến tranh thật thì máy bay ném bom chiến lược của Nga như TU-22M3 luôn có tiêm kích MIG-31 đánh chặn từ xa đi hộ tống. 

NATO hoảng hốt cũng đúng, vì đây là đường bay tấn công nguy hiểm của loại máy bay mang đầy bom, tên lửa hạt nhân chiến thuật…

Hơn 400 lần máy bay NATO phải cất cánh “ngăn chặn” không quân Nga. Điều đó, đồng nghĩa hơn 400 lần bay đó, không quân Nga đều tắt radar chủ động và các “lỗ châu mai” của lực lượng NATO sẽ bị Nga đưa vào dữ liệu.

MỚI - NÓNG