Tên lửa hành trình Nga khiến Mỹ 'lạnh gáy'?

Tổ hợp tên lửa Bastion sử dụng tên lửa Onyx
Tổ hợp tên lửa Bastion sử dụng tên lửa Onyx
Bộ chỉ huy quân đội Mỹ đang rất lo ngại về sự quyết tâm của Nga nhằm tăng cường đáng kể tầm bắn của các tên lửa hành trình. Động thái này có thể gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của Mỹ.

Theo kênh truyền hình quốc phòng STAR, Bộ chỉ huy quân đội Mỹ đang rất lo ngại về sự quyết tâm của Nga nhằm tăng cường đáng kể tầm bắn của các tên lửa hành trình trang bị cho Không quân và Hải quân, bởi động thái này có thể gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của Mỹ.

Tổng tư lệnh Bắc Mỹ đồng thời đứng đầu Bộ chỉ huy phòng không vũ trụ Bắc Mỹ NORAD (North American Aerospace Defense Command), chịu trách nhiệm về vấn đề quốc phòng, Đô đốc William Courtney bày tỏ lo ngại này trong một phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ.

“Nga đang nhắm tới việc bố trí các loại tên lửa hành trình tầm xa, được trang bị đầu đạn thông thường và khó bị các hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn, trên máy bay ném bom hạng nặng, tàu ngầm và chiến hạm”, Tư lệnh quân đội Mỹ cho biết.

Theo ông Coutney, điều đó sẽ giúp Nga "tăng cường khả năng đe dọa Mỹ mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân."

"Nếu xu hướng này tiếp tục, theo thời gian, thì NORAD sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc bảo vệ Bắc Mỹ khỏi các mối đe dọa đến từ các tên lửa hành trình của Nga", ông Courtney nói.

"Chúng tôi lo ngại việc Nga có tính năng kỹ thuật gần như giống chúng ta đang phát triển loại tên lửa hành trình mang đầu đạn thông thường, có thể tấn công nước Mỹ mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông William Courtney cho biết .

Một trong những mối lo ngại khác của Đô đốc là trong thời gian gần đây các máy bay ném bom của Nga liên tục bay gần sát vùng lãnh hải của Mỹ, và Nga khởi công xây dựng các tàu ngầm mới mang tên lửa hành trình.

Đó là 5 tàu ngầm mới nhất lớp Yasen thuộc Dự án 885, các tàu ngầm này sẽ được trang bị  24 tên lửa hành trình tầm xa ZM-55 Onyx (Tiếng Nga 3М-55 Оникс), hoặc ZM-14E Club (3М-14Э Club).

Đặc thù của các tên lửa này là chúng có thể không chỉ bắn trúng các mục tiêu trên biển như tàu sân bay, tàu vận tải hoặc các chiến hạm đơn lẻ, mà còn tấn công các mục tiêu nằm sâu trong vùng chiến thuật của đối phương.

Theo Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov, đến năm 2020, Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa toàn bộ 10 tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 971 và 949, các tàu ngầm này sẽ được trang bị hệ thống đảm bảo cuộc sống và vũ khí hoàn toàn mới.

Theo kênh truyền hình quốc phòng Nga STAR, việc hiện đại hóa chủ yếu là nhằm trang bị cho các tàu ngầm hệ thống tên lửa mới như Onyx và Club.

Trên các tàu ngầm được thiết kế các bệ phóng vạn năng lớp container, trong đó mỗi bệ phóng sẽ có 3 tên lửa.

Theo các nhà thiết kế, các bệ phóng container này cũng dễ dàng đưa vào giếng phóng các tên lửa hành trình P-700 Granit.

Trên mỗi tàu ngầm có 24 bệ phóng. Sau khi hiện đại hóa, các tàu này có thể mang 72 tên lửa hiện đại.

Đặc thù của tên lửa  ZM-55 Onyx-hoạt động theo chế độ trí tuệ tập thể. Phụ thuộc vào nhiệm vụ, các tên lửa hoặc tấn công theo nguyên tắc “một tên lửa – một tàu” hoặc chiến thuật “bầy sói”. 

Các tên lửa tự phân phối và phân loại theo tầm quan trọng của mục tiêu, từ đó lựa chọn các chiến thuật tấn công và kế hoạch thực hiện.

Các dữ liệu được tích hợp trong hệ thống điều khiển tự động của tên lửa không chỉ nhằm chống lại các phương tiện tác chiến điện tử của đối phương mà còn là phương pháp làm sai lệch hỏa lực của các hệ thống phòng không.

Tên lửa hành trình Nga khiến Mỹ 'lạnh gáy'? ảnh 1

Tên lửa ZM-54E1

Sau khi phá hủy các mục tiêu chính trong nhóm tàu chiến, các tên lửa còn lại của hệ thống sẽ tấn công tàu khác, do vậy loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng bắn trúng một mục tiêu.

Theo một số nguồn tin, dựa trên tên lửa Onyx, Nga sẽ chế tạo một hệ thống tên lửa siêu thanh Sircon.

Nga có nhiều lựa chọn tên lửa để bố trí trên các tàu ngầm như tổ hợp tên lửa Club, bao gồm toàn bộ tên lửa hành trình với chỉ số ZM. Các tên lửa này sẽ được sử dụng trang bị cho các tàu ngầm có trang bị ngư lôi tiêu chuẩn 533-mm.

Hệ thống tên lửa ZM bao gồm các tên lửa hành trình chống tàu ZM-54E, là phiên bản nâng cấp của tên lửa ZM-54E1 có tầm bắn lớn lên đến 5.000 km và tên lửa hành trình ZM-14E có thể hủy diệt các mục tiêu mặt đất với các ứng dụng tàng hình nâng cao.

Tên lửa ZM-14E được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp và hệ thống cảm ứng hỗn hợp, có khả năng bay ở độ cao rất thấp với địa hình uốn cong, vì vậy, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của đối phương rất khó để phát hiện ra chúng.

Tên lửa bay theo quỹ đạo định trước, tập hợp các thông tin liên quan đến vị trí mục tiêu và sự hiện diện của tên lửa phòng không đối phương.

Tên lửa hành trình Nga khiến Mỹ 'lạnh gáy'? ảnh 2

Tên lửa có khả năng vượt qua vùng phòng không đối phương, bay ở độ cao rất thấp và dẫn đường chủ động trong chế độ "vô tuyến im lặng".

Điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa được thực hiện theo số liệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh và hệ thống điều chỉnh địa hình. 

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống này được dựa trên sự so sánh địa hình tìm kiếm của tên lửa trong một khu vực cụ thể  với bản đồ địa hình chuẩn theo đường bay của nó.

Tên lửa ZM-14E được trang bị một đầu đạn nổ mạnh có trọng lượng 450kg, với khả năng công phá mạnh trên không, tăng đáng kể các khu vực bị thiệt hại.  

Theo Tư lệnh NORAD, trong 40 năm qua, Mỹ đã bố trí trên thế giới những tên lửa hành trình tốt nhất mang đầu đạn thông thường, có độ chính xác cao. Các hệ thống phòng không của đối phương rất khó để phát hiện và đánh chặn chúng.

"Tuy nhiên, nếu một bên khác xuất hiện các hệ thống tên lửa tương tự như vậy, nó có khả năng tiến hành các cuộc tấn công từ một khoảng cách lớn sẽ gây trở ngại cho chúng tôi trong việc đưa ra quyết định đảm bảo an ninh của đất nước", ông Courtney thừa nhận.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG