Chuyện làm giàu từ rừng ở hợp tác xã Vòng Dính

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Là người đứng đầu trong nhóm nhận bảo vệ rừng ở TT Phong Thổ (Lai Châu) ông Voòng Cá Lành còn kết hợp gieo trồng, cấy ghép nhân giống hàng triệu cây mắc ca. Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, ông Lành còn giúp nhiều hộ gia đình nơi đây có thu nhập ổn định.

Ông Voòng Cá Lành, sinh năm 1962 tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Năm 1993 ông Lành chuyển ra huyện Phong Thổ (Lai Châu) để lập nghiệp và xây dựng gia đình. Với niềm đam mê với rừng, ngay từ những năm đầu đến với mảnh đất mới, gia đình ông đã tiến hành trồng rừng và đăng ký tham gia bảo vệ rừng.

Đến nay, với cương vị là trưởng nhóm hộ khoanh nuôi, bảo vệ rừng ông cùng mọi người đã nhận phụ trách bảo vệ trên 270ha rừng phòng hộ của thị trấn Phong Thổ.

Chuyện làm giàu từ rừng ở hợp tác xã Vòng Dính ảnh 1

Nhóm của ông Lành nhận phụ trách bảo vệ trên 270ha rừng phòng hộ của thị trấn Phong Thổ (Lai Châu).

Những năm trước đây, nhận thấy chủ trương của nhà nước cũng như UBND tỉnh trong việc phát triển rừng, ông đã thành lập hợp tác xã Vòng Dính chuyên về cung ứng cây giống để cung cấp cho bà con nhân dân các địa phương để trồng.

Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình hợp tác xã của ông cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.

Được biết, Hợp tác xã Vòong Dính của ông Lành thực hiện việc chăm sóc vườn ươm, chuẩn bị đủ giống cung ứng cho mùa trồng rừng. Để chuẩn bị cây giống, các ngay từ đầu sớm, đơn vị đã thu hái hạt giống từ vườn cây giống, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hạt giống để đem gieo trồng; cử cán bộ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cấp phép đủ tiêu chuẩn mới được xuất vườn đem vào trồng đại trà.

HTX còn phân công lao động thường xuyên làm cỏ, tưới nước cho diện tích cây đã đóng bầu, sử dụng phân bón NPK bón thúc vào giai đoạn cây non sau khi trồng được 2 tháng...

Chuyện làm giàu từ rừng ở hợp tác xã Vòng Dính ảnh 2

Người lao động trong HTX đang chiết, ghép nhân giống cây mắc ca

Đầu năm 2019, nhận thấy cây mắc ca là giống cây đang được tỉnh khuyến khích trồng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, hợp tác xã của ông Lành đã tiến hành gieo trồng, cấy ghép giống cây này. Hiện nay, vườn giống của gia đình ông đã có trên 1,5 triệu cây.

Cùng với đó ông Lành cũng kết hợp trồng gần 3 ha chuối, nuôi cá để tăng nguồn thu cho gia đình. Với việc vận dụng một cách khoa học, linh động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, hợp tác xã của ông đang ngày càng phát triển, đời sống người lao động ngày một nâng lên. "Tôi đam mê rừng từ rất lâu rồi. Nhiều nơi, người ta phát triển kinh tế từ rừng nên tôi đã tìm tòi học hỏi. Giờ thì như mọi người thấy, tôi bảo vệ, sống và phát triển kinh tế ổn định từ rừng", ông Lành nói.

Chuyện làm giàu từ rừng ở hợp tác xã Vòng Dính ảnh 3

Ông Lành cũng kết hợp trồng gần 3 ha chuối, nuôi cá để tăng nguồn thu cho gia đình

Tại khu vườn ươm của HTX Vòng Dính hiện tại có hàng chục người lao động đang tất bật chiết, ghép mắc ca. Chị Lò Thị Hồng, người dân thôn Đoàn Kết, TT Phong Thổ, huyện Phong Thổ, là người lao động trong HTX Vòng Dính cho hay, đi phụ xây phụ vữa thì thu nhập thất thường. Vì thế, chị xác định làm cho ông Lành vì làm ở đây yên tâm mà nhàn hơn, thu nhập đều, ổn định.

Để làm được những việc đó, xuất phát từ tình yêu rừng, gắn bó với rừng của ông Lành. Ông đã biết tận dụng nhu cầu của nhân dân đối với cây giống để để sản xuất, kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Mô hình, cách làm của ông Lành là điểm sáng không những đối với bà con nhân dân thị trấn Phong Thổ và những người dân đang được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng học tập và phát huy.

Phong Thổ là huyện biên giới của tỉnh Lai Châu, có diện tích rừng lớn (trên 46.000ha), độ che phủ rừng đạt 44,25%. Theo định hướng của tỉnh Lai Châu, cây mắc ca là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế nhằm tạo an sinh xã hội, tạo sinh kế việc làm, nhất là cho người dân vùng biên giới. Hiện nay, diện tích đất trống, nương kém hiệu quả trên địa bàn còn lớn nên một số nơi chuyển đổi sang trồng mắc ca để mở rộng diện tích. Được biết, tỉnh Lai Châu cũng định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 ha cây mắc ca; trong đó, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ trồng mới trên 35.000 ha; giai đoạn 2031 - 2050 diện tích trồng mới thêm 20.000 ha và phấn đấu trở thành thủ phủ mắc ca của cả nước.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.