Chủ nghĩa kinh nghiệm

Chủ nghĩa kinh nghiệm
TP- Lâu nay kinh nghiệm được vận dụng trong khá nhiều lĩnh vực đem lại hiệu quả nhất định. Song, nếu quá lạm dụng kinh nghiệm để thay thế tri thức khoa học thì lại gây nên những tác hại không nhỏ cho cả cá nhân và tổ chức.

Sự học mênh mông là thế nhưng sao vẫn có khối người học lệch, học tủ? Phải chăng do người học phỏng đoán nội dung, vấn đề trọng tâm theo kinh nghiệm của chính mình qua những lần thi cử hoặc do truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, chỉ tập trung vào phần này, mục nọ nên cuối cùng… trật lấc khiến nhiều học sinh khi “tỉnh” ra thì đã muộn. Ấy vậy mà thế hệ học trò nào cũng không tránh khỏi học lệch, học tủ, dùng kinh nghiệm hòng bù lười nhác!

Sự học đã thế còn dạy thì sao? Không ít thầy, cô giảng dạy theo kinh nghiệm lâu năm, lối mòn ăn sẵn, lười đổi mới sáng tạo làm cho học sinh ỷ lại, dựa dẫm, tiếp thu thụ động nên khi gặp nội dung khó cứ cắn bút ngồi nhìn.

Có thầy, cô giảng bài quen đến nỗi chẳng cần soạn giáo án, cứ thế “phán” theo kinh nghiệm cho mọi đối tượng học sinh không phân biệt trình độ nhận thức! Tình trạng ấy đặc biệt xảy ra ở các lớp luyện thi tú tài, đại học. Thầy “chốt” vấn đề bằng kinh nghiệm phụ đạo, gia sư, thâm niên coi, chấm… khiến học sinh học tủ, học lệch. Đến khi đề ra tổng hợp, đổi mới cả thầy lẫn trò kêu trời chưa tập huấn sửa đổi, bổ sung(!).

Kết quả một số môn thi mấy năm gần đây minh chứng, tỉ lệ điểm 0 không hề thuyên giảm, có trường trượt tốt nghiệp 100%. Kiểu dạy, học như thế chính là sản phẩm của chủ nghĩa kinh nghiệm.

Ở cơ quan nọ ông trưởng phòng tại vị  lâu năm, giải quyết công việc chủ yếu bằng kinh nghiệm. Ông bỏ ngoài tai tất cả những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, thậm chí nhiều sáng kiến, giải pháp đề nghị cũng bị ông bác bỏ với lí do: lí thuyết suông, không sát thực, quan trọng hóa vấn đề…

 Theo kinh nghiệm của ông, công việc vẫn thế, năm này qua năm khác vẫn bằng ấy việc phải làm cần gì sáng kiến, sáng tạo cho thêm phiền phức (!). Vậy là cả cơ quan cứ thế thực hiện “giống như năm trước”. Bởi vậy nên khi cấp trên có chủ trương trẻ hóa cán bộ, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng công việc thì cái kinh nghiệm thủ cựu của ông không đáp ứng nổi, cơ quan chạy đua không kịp, yếu kém kéo dài, nguy cơ giải thể.

Bấy giờ mọi người mới sực tỉnh quay ra oán trách thói quen làm việc bằng kinh nghiệm tồn tại lâu nay rồi đổ xô đi học ngày, đêm mong cập nhật kiến thức, khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm ấy.

Không chỉ làm theo kinh nghiệm mà ngay cả viết báo cáo, lập kế hoạch, ra nghị quyết và quy hoạch cán bộ… cũng có nơi y chang năm trước, theo kinh nghiệm khóa trước mà làm dẫn tới thủ tiêu sáng tạo, thui chột ý chí tiến thủ của cá nhân, tổ chức…

(HT: 3CB-95 Long Thành, Đồng Nai)

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.