Chị em nên biết sự thật này trước khi đi 'nâng cấp vòng 1'

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Gần 500 phụ nữ ở Mỹ bị ung thư sau khi đặt túi nâng ngực, 9 người trong số này tử vong. Vậy có phải cứ đi 'nâng cấp vòng 1' là sẽ bị ung thư?
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra con số về mối liên quan giữa đặt túi nâng ngực và ung thư. Theo đó, có 457 phụ nữ ở Mỹ được xác định bị ung thư lympho tế bào khổng lồ sau khi đặt túi nâng ngực (giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018), trong đó, 9 người đã tử vong. Thông tin trên đã khiến dư luận hoang mang, nhất là đối với những chị em đã từng phẫu thuật đặt túi ngực cũng như với những người đang có ý định với phương pháp làm đẹp này. Theo ThS Nguyễn Minh Nghĩa, Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình (Đại học Y Hà Nội), ung thư lympho tế bào khổng lồ lần đầu tiên được chẩn đoán và phát hiện vào năm 1997. Đây là loại ung thư xuất hiện kèm với việc đặt túi ngực nhưng có tỷ lệ cực thấp. Thời gian xuất hiện trung bình khoảng 10 năm sau khi đặt túi nâng ngực.
Chị em nên biết sự thật này trước khi đi 'nâng cấp vòng 1' ảnh 1 Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là tất cả những người đã đặt túi độn ngực đều có nguy cơ bị ung thư vì còn phụ thuộc vào loại túi ngực được sử dụng. Ảnh minh hoạ: Internet
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất khi bị ung thư lympho tế bào khổng lồ là tụ dịch bất thường quanh túi, tăng thể tích ngực và gây đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có các triệu chứng như đỏ da vùng ngực, sờ thấy khối bất thường. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là tất cả những người đã đặt túi độn ngực đều có nguy cơ bị ung thư vì còn phụ thuộc vào loại túi ngực được sử dụng. Theo GS.TS Trần Thiết Sơn, BV Xanh Pon, Hà Nội, trên thực tế, tai nạn từ các ca phẫu thuật vòng một xảy ra không phải ít. Có 3 nguyên nhân dẫn tới các tai biến khi tạo hình ngực là: Phẫu thuật ở nơi không có điều kiện an toàn về vô trùng, trang thiết bị không đảm bảo; chất liệu nguồn gốc không rõ ràng, kém gây dễ vỡ; thứ 3 do là kỹ thuật viên không có chuyên môn.
Chị em nên biết sự thật này trước khi đi 'nâng cấp vòng 1' ảnh 2 Những người muốn đặt túi ngực phải có sức khỏe tốt. Trước khi tiến hành nâng túi ngực cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện, xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, điện tâm đồ… Ảnh minh hoạ: Internet
Những người muốn đặt túi ngực phải có sức khỏe tốt. Trước khi tiến hành nâng túi ngực cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện, xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, điện tâm đồ… Người bệnh càng không nên “giấu” bệnh để bác sỹ đặt túi ngực cho mình. Cần cho các bác sỹ biết về tiền sử bệnh tật hoặc các thuốc bị dị dứng nếu có. Với những trường hợp đang điều trị bệnh lý nội khoa như tim mạch, cao huyết áo, rối loạn đông máu… thì không nên thực hiện phẫu thuật đặt túi ngực. Theo các bác sĩ Bệnh viện K, vấn đề nâng ngực thẩm mỹ đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em ở độ tuổi 25–40. Hiện chưa có cơ sở khoa học, nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nâng ngực là yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho chị em nên phẫu thuật tạo hình khi:
- Có bệnh lý cần tạo hình hoặc tái tạo như chấn thương, ung thư hay dị dạng bẩm sinh. - Chỉnh hình sau khi các phẫu thuật tái tạo khác bị thất bại. Ngoài ra chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp để điều chỉnh về kích thước, hình dạng của tuyến vú thì cũng có thể lựa chọn nâng ngực, tuy nhiên cần lưu ý về những vấn đề sau:
Chị em nên biết sự thật này trước khi đi 'nâng cấp vòng 1' ảnh 3 Kích thước túi độn cân đối với cơ thể, cần tư vấn cụ thể của bác sĩ theo chiều cao, cân nặng, da vùng ngực. Chị em không nên đặt size quá lớn so với cơ thể vì điều đó sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. Ảnh minh hoạ: Internet
- Loại túi độn (túi trơn hay túi nhám; túi ngực nước biển và silicon gel). Mỗi loại túi sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa và hiện trạng ngực trước phẫu thuật bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn túi đặt phù hợp. Kích thước túi độn cân đối với cơ thể, cần tư vấn cụ thể của bác sĩ theo chiều cao, cân nặng, da vùng ngực. Chị em không nên đặt size quá lớn so với cơ thể vì điều đó sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. - Túi độn ngực không được bảo đảm để kéo dài suốt đời. - Đặt túi ngực cũng không ngăn được sự thay đổi tự nhiên của cơ thể chẳng hạn như khi bạn tăng hay giảm cân. - Bác sĩ không khuyên cáo tháo túi ngực nếu không có các biến chứng. - Sau khi đặt túi ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo về thẩm mỹ cũng như ung thư học. "Việc tiến hành đặt túi cần được chỉ định và thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa. Trước khi đưa ra quyết định đặt túi nâng ngực chị em nên lựa chọn, tìm hiểu ở cơ sở chuyên khoa uy tín về cả thẩm mỹ và tầm soát, phát hiện sớm ung thư để có thể theo dõi, điều trị kịp thời"- TS Lê Hồng Quang nói.
MỚI - NÓNG