Cấm hay quản?

Hình ảnh gợi cảm đặc trưng của các cô gái làm việc tại khu đèn đỏ chào đón du khách đến với Bản tàng Bí Mật Khu Đèn Đỏ tại Amsterdam. Ảnh: Vnexpress
Hình ảnh gợi cảm đặc trưng của các cô gái làm việc tại khu đèn đỏ chào đón du khách đến với Bản tàng Bí Mật Khu Đèn Đỏ tại Amsterdam. Ảnh: Vnexpress
TP - Đề xuất mới đây của ông Lê Minh Quý, phó Chi cục Phòng chống tệ nạn TPHCM, rằng cần gom tất cả các dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để dễ kiểm soát, đồng thời đảm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, làm dấy lên cuộc tranh luận đại ý có nên coi mại dâm là một nghề?

Có hai luồng ý kiến trái ngược. Một bên cho rằng nên, vì chỉ như vậy mới có thể kiểm soát và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho cả kẻ mua người bán, tránh hiện tượng người lao động bị bóc lột, bị bảo kê như hiện nay. Một bên kịch liệt phản đối, vì cho rằng điều đó là trái với văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, coi thường phẩm hạnh, danh dự của phụ nữ…

Ý kiến nào cũng đều có cơ sở. Tuy nhiên, lướt qua mục “voting” trên các tờ báo mạng có uy tín lại thấy rằng, đại đa số bạn đọc lại đồng tình với việc “cho phép mại dâm hoạt động” có kiểm soát. Tính đến hôm qua 29/10, trên Tuổi trẻ Online có tới 81,7% bạn đọc đồng ý “lập khu nhạy cảm cho phép mại dâm”, còn trên Vnexpress cũng có đến 77% bạn đọc đồng tình “lập khu nhạy cảm”.

Trên thực tế, nhiều nước phát triển trên thế giới đều có quy hoạch cho phố đèn đỏ từ lâu, có nước chính thức thừa nhận đó là một nghề, có hiệp hội hẳn hoi. Tại TP cảng Hamburg (Đức) có khu Reeperbahn với phố đèn đỏ nổi tiếng thu hút khách du lịch. Khu phố đèn đỏ ở Amsterdam (Hà Lan) được in hẳn hoi trên nhiều sản phẩm lưu niệm của nước này. Gần ta hơn có Thái Lan, rồi khoảng hơn chục năm nay Singapore vốn khắt khe là thế cũng đã cho phép phố đèn đỏ Geylang hoạt động…

Vẫn biết có sự khác biệt về văn hóa, song những quốc gia cho lập phố đèn đỏ, công nhận mại dâm là một nghề kể trên chắc chắn không hề coi thường nhân phẩm phụ nữ. Ngược lại hầu hết các quốc gia này đều rất văn minh, an ninh trật tự tốt hơn nhiều các quốc gia khác. Người phụ nữ hành nghề ở các quốc gia này được pháp luật bảo vệ, không bị bóc lột, được khám sức khỏe định kỳ, thậm chí có hiệp hội nghề nghiệp của riêng mình.

Nêu lên thực tế trên không có nghĩa là cổ xúy cho việc công nhận mại dâm. Song đã đến lúc phải thực sự coi mại dâm là vấn đề xã hội đáng được bàn luận cởi mở và thấu đáo. Cấm mại dâm hay cho tồn tại để quản lý? Hàng chục ngàn cô gái đang hành nghề không lẽ vẫn bị bỏ rơi ngoài vòng pháp luật  Liệu có nên tìm hiểu nghiêm túc kinh nghiệm từ các nước, rồi từng bước thí điểm, có tổng kết đánh giá một cách chu đáo và khoa học?

Bằng không, vẫn tư duy cũ, vẫn cách làm cũ, tệ nạn mại dâm vẫn cứ âm thầm phát triển với nhiều hệ lụy như hiện nay.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.