Bố say rượu, chém con gái

Bố say rượu, chém con gái
Sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, sức khỏe cháu Trần Thị Thanh (15 tuổi, xã Quảng Thạch, Quảng Trạch, Quảng Bình) đã dần ổn định, nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn nguyên vẹn.
Bố say rượu, chém con gái ảnh 1

Tiếp xúc với chúng tôi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, chị Cao Thị Thủy (34 tuổi, mẹ cháu Thanh) kể: Chiều 3/10, chồng chị là Trần Chính (36 tuổi) đi uống rượu về, qua tiệm tạp hóa của gia đình thấy cháu Thanh đang trông hàng, Chính nói con về ăn cơm trước với mẹ và các em, để tiệm cho Chính coi.

Khoảng 7 giờ tối, Chính về nhà quát mắng: "Sao mẹ con bây để tau ở lại ngoài quán một mình, tau uống say, lỡ ai đập tau thì sao?", rồi lập tức chụp cây rựa chặt củi rượt đánh chị Thủy, nhưng chị bỏ chạy được.

Thấy cháu Thanh đang ngồi rửa bát, Chính quay qua chém con trúng cổ làm cháu gục xuống nền, máu chảy lênh láng. Chém con xong, Chính cầm con dao to đi vào nhà và dọa "ai vào sẽ chém hết". 

Cháu Thanh được mẹ và người nhà đưa đi cấp cứu. Theo bác sĩ Trần Thanh Tình, người trực tiếp điều trị cháu Thanh, vết chém trên cổ cháu Thanh dài 10 cm, sâu 1 cm ở phía bên phải cổ. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện vết thương làm lộ động mạch cảnh. Nếu động mạch này bị đứt, cơ hội cứu sống cháu Thanh là rất thấp.

Theo chị Thủy, từ nhiều năm nay hễ cứ uống rượu vào là Chính lại đánh đập vợ con dã man. Cách đây hơn 1 tháng, cháu Thanh cũng bị Chính lấy dao chém trượt, xước da phần cổ bên trái. 

Theo Trương Quang Nam
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.