Báo đảng Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa

Báo đảng Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày 8/5 đăng bài viết cho rằng, cần xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa, nơi đặt nhiều căn cứ chủ chốt của Mỹ.
Căn cứ Futenma của Mỹ tại Ginowan, thuộc đảo Okinawa
Căn cứ Futenma của Mỹ tại Ginowan, thuộc đảo Okinawa.

Theo bài báo, Trung Quốc có thể có quyền lợi đối với chuỗi đảo Ryukyu, bao gồm cả đảo Okinawa.

Tác giả bài báo, học giả Trương Hải Bằng và Lý Quốc Cường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng Ryukyu từng là một "nước chư hầu" của Trung Quốc trước khi bị Nhật Bản thôn tính vào cuối những năm 1800.

Hai học giả này dẫn các tuyên bố sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai yêu cầu Nhật Bản trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc và cho rằng "đã đến lúc phải xem xét các vấn đề tồn đọng liên quan tới quần đảo Ryukyu."

Niềm tin rằng Ryukyu thuộc về Trung Quốc đã được nhiều người Trung Quốc chia sẻ suốt nhiều năm qua, nhưng nay nhận được sự chú ý mới do tranh chấp quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây, một số người biểu tình còn mang theo các khẩu hiệu như: “Lấy lại Ryukyu” và “Lấy lại Okinawa”. Chính quyền Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố như thế, nhưng truyền thông nhà nước đã đăng nhiều bài báo và bài bình luận đặt dấu hỏi với chủ quyền Nhật Bản.

Mô hình trường học ở Vương triều Ryukyu tại Quốc Tử Giám Bắc Kinh
Mô hình trường học ở Vương triều Ryukyu tại Quốc Tử Giám Bắc Kinh.

Trong một bài báo đăng trên truyền thông nhà nước hồi tháng Bảy năm ngoái, thiếu tướng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, La Viện, viết: “Vương quốc Ryukyu luôn là một nước phiên thuộc do Trung Quốc cai quản cho tới khi bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1879.”

Vương quốc này, tồn tại từ năm 1429 tới 1879, có một lịch sử phức tạp bị giằng xé giữa hai nước láng giềng hùng mạnh hơn.

Nhờ việc triều cống các hoàng đế Trung Quốc, các mối quan hệ văn hóa và thương mại giữa hai bên rất phát triển. Nhưng từ đầu thế kỷ 17, Ryukyu bắt đầu chịu nhiều áp lực từ Nhật Bản, với các đòi hỏi thần phục và triều cống.

Tình trạng độc lập trên thực tế vẫn được duy trì, nhưng Ryukyu phải chấp nhận là phiên thuộc của cả hai nước láng giềng cho tới cuối thế kỷ 19 khi một nước Nhật hiện đại hóa và hùng mạnh không còn chấp nhận tình trạng mập mờ của Ryukyu.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 8/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nhiều lần từ chối trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu Bắc Kinh có xem xét lại vấn đề chủ quyền của Nhật Bản đối với chuỗi đảo Ryukyu hay không.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.