Ngày 30/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Việt Nam đã và sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình bằng biện pháp hòa bình, vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này”. (Xem chi tiết)
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 với chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược” sáng 31/5, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đánh giá cao “chính sách hòa bình tích cực” của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối 30/5. Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền.
Chiều 31/5, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho hay, các tàu cá của Trung Quốc đã tăng bao vây, khóa chặt nhóm tàu cá của Việt Nam với ý đồ cô lập, phân tán lực lượng di chuyển của ta. Các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức nhiều vòng, nhiều lớp, nhằm ngăn cản tàu Việt Nam đấu tranh. Tàu Trung Quốc hung hăng, sẵn sàng dùng vòi rồng, còi hú, đâm va, áp sát, đẩy các lực lượng chấp pháp của Việt Nam khi tiến sát vào khu vực giàn khoan ra cư 10-12 hải lý. (Xem chi tiết)
Ông Patrice Jorland, Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt chia sẻ, Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” và leo thang từng bước. Việt Nam cần phải mở rộng ngoại giao, kết hợp với các nước châu Á khác tạo nên tiếng nói chính trị đối với quốc tế khiến Trung Quốc phải dè chừng. Song song đó, Việt Nam nhờ tiếng nói của quốc tế. (Xem chi tiết)
Cuốn sách Cộng hòa quốc giáo khoa thư - Tân quốc văn (quyển thứ 5) do người Trung Quốc biên soạn, thẩm định, chấp chiếu năm 1911, phát hành năm 1916, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ Trung Quốc. Sách này vừa làm giáo án cho thầy vừa làm sách giáo khoa cho học sinh bậc tiểu học, được dùng chính thống trong các trường học ở Trung Hoa dân quốc thời bấy giờ. (Xem chi tiết)
Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây tuyên bố sẽ không theo đuổi “các cuộc phiêu lưu quân sự” và sẽ sử dụng nhiều cách khác để thể hiện sức mạnh của mình. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đề cao sự kiềm chế và hành động tập thể hơn là đi đầu trong việc đưa quân tới khắp nơi trên thế giới như dưới thời người tiền nhiệm George W.Bush. (Xem chi tiết)
Theo thông báo của Nhà Trắng, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có bữa ăn trưa riêng tư, không chính thức với Tổng thống Obama hôm 29/ 5 vừa qua. Thông báo tưởng như “vô hại” này chỉ được Nhà Trắng miễn cưỡng đưa ra sau khi bà Hillary ngẫu nhiên “bị” chụp hình trong khuôn viên Nhà Trắng bởi nữ Giám đốc văn phòng Washington của tờ tạp chí People Weekly. (Xem chi tiết)
Không chỉ công khai đề nghị Mỹ viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine, Tổng thống đắc cử Ukraine Petro Poroshenko còn đang muốn thành lập một liên minh an ninh mới với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), việc này có thể để lại hậu quả khó lường. Bên cạnh phản ứng của người dân khi Ukraine quan hệ với Mỹ và thành lập liên minh với EU, nước này chắc chắn sẽ bị Nga phản ứng thích đáng. (Xem chi tiết)
Phòng Hàng hải Quốc tế (IMB) hôm 30/5 cho rằng rất có thể hải tặc cướp một tàu chở dầu của Thái Lan khi nó đang di chuyển từ Singapore tới Indonesia. Hôm 27/5, tàu chở dầu MT Orapin 4 cùng 14 thủy thủ đoàn đã mất liên lạc với chủ sở hữu sau khi rời Singapore đế tới thành phố Pontianak trên đảo Kalimantan của Indonesia, AFP dẫn thông báo của Trung tâm Thông tin thuộc IMB tại thành phố Kuala Lumpur, Malaysia.
Chủ nhà Brazil sẽ không có phút giây nghỉ ngơi nào cho đến trận khai mạc ngày 12/6 tới. Tổng thư ký FIFA Jerome Valcke sau khi kết thúc chuyến thị sát tới toàn bộ các thành phố đăng cai lần cuối cùng đã phát biểu trước báo giới rằng các nhà tổ chức địa phương vẫn đang làm việc tích cực để đảm bảo quốc gia này sẵn sàng cho World Cup. Chủ tịch Sepp Blatter, cho biết đang mong chờ một “World Cup vĩ đại” tại Brazil. (Xem chi tiết)