Lại xuất hiện cột khí cao hơn 10m ở Gia Lai, áp suất lớn đẩy cả trụ bê tông lên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Anh Tự thuê thợ tới khoan giếng, khi đạt độ sâu hơn 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn, nước phun lên khỏi mặt đất với áp suất lớn, tạo thành cột cao gần 10m.

Hiện tượng khí phụt lên với áp suất lớn ở xã Ia Phìn

Ngày 12/12, UBND xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, Gia Lai) cho biết, một cột khí cao hơn 10m đã xuất hiện khi người dân khoan giếng.

Trước đó, ngày 8/12, anh Bùi Văn Tự (SN 1988, trú thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn) khoan giếng tại rẫy cà phê ở thôn Hưng Tiến, cùng xã. Tuy nhiên, khi thợ khoan tới độ sâu hơn 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn, rồi nước phun lên khỏi mặt đất với áp suất lớn, tạo thành cột cao gần 10m. Lo lắng, anh Tự và mọi người lấy trụ bê tông nhét xuống nhưng đều bị lực khí quá mạnh đẩy lên.

“Gia đình tôi vừa mua 1ha rẫy cà phê nhưng do thiếu nước nên thuê người tới khoan giếng. Khi khoan tới một độ sâu nhất định cột khí bỗng phụt lên, đẩy cả máy móc. Chúng tôi dùng cả cần cẩu nhét trụ cây hồ tiêu làm bằng bê tông nhưng đều bị đẩy lên hết”, ông Tự nói.

Ông Đào Quang Bình - Chủ tịch UBND xã Ia Phìn cho biết, đã phối hợp với đoàn thể tuyên truyền gia đình chấp hành quy định về việc khai thác, sử dụng nước dưới đất; đã báo cáo lên huyện và cơ quan chức năng để có hướng khắc phục tình trạng trên.

Lại xuất hiện cột khí cao hơn 10m ở Gia Lai, áp suất lớn đẩy cả trụ bê tông lên ảnh 1
Cột khí phụt lên rất mạnh, không thể nhét trụ bê tông xuống dưới

Hiện tượng trên giống trường hợp của ông Đàm Xuân Hòa (trú xã Ia Kly, huyện Chư Prông) trước đây. Cụ thể, ngày 30/7, ông Hòa khoan giếng độ sâu 186m thì bộ dụng cụ khoan nặng khoảng 2,1 tấn (đang trong lỗ khoan) bị lực nâng lên. Ông Hòa dừng khoan, kéo bộ dụng cụ ra khỏi lỗ khoan. Lúc này, hỗn hợp khí - nước phun cao hơn mặt đất trên 10m. Khi mới phun, nước có mùi đất đèn.

Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, lượng nước và hỗn hợp khí phun cao khỏi miệng lỗ khoan có lưu lượng khoảng 0,2 - 0,3 lít/s; nước có chất lượng khá tốt, hầu hết các thông số phân tích nằm trong giá trị giới hạn theo tiêu chuẩn.

Liên đoàn nhận định, hiện tượng hỗn hợp nước - khí tự phun tại giếng khoan xảy ra khá lâu (2 ngày) sau thời điểm xảy ra các trận động đất có độ lớn 5.0 ở Kon Tum và rất ít có khả năng liên hệ với nhau; khí tự phun lên mặt đất có thể do quá trình khoan đã chạm đến chiều sâu phân bố của một túi khí.

Tuy nhiên, nguồn gốc, đặc điểm khí chưa xác định chính xác, cần được nghiên cứu chi tiết bằng các nghiên cứu chuyên sâu. Nước trong hỗn hợp khí và nước có thể là đồng hành trong mỏ hoặc nước trong lỗ khoan ở phần trên của mỏ khí. Theo liên đoàn, để kết luận chính xác cần được dựa trên các thí nghiệm, khảo sát chuyên sâu khác.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.