Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả

TPO - Báo Tiền Phong phối hợp với Tổng cục Du lịch chủ trì tọa đàm trực tuyến “Thời điểm vàng kích cầu du lịch hậu COVID-19”, diễn ra từ 9h30 sáng 10/6 tại trụ sở báo Tiền Phong 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.
Tọa đàm kích cầu du lịch sau dịch COVID - 19

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

10/06/2020 08:48

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhưng Việt Nam đạt thắng lợi lớn trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19. Sự thành công này tạo đà để du lịch tái sinh.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 1 Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch trở thành lợi thế, được đánh giá là yếu tố then chốt nhằm phục hồi du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi để dần đưa hoạt động du lịch trở lại, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia vào chương trình kích cầu, đưa ra các gói ưu đãi giảm giá thu hút khách hàng. 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kích cầu, nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn nhất định. Tọa đàm trực tuyến “Thời điểm vàng kích cầu du lịch hậu COVID-19” do Báo Tiền Phong phối hợp cùng các đơn vị tổ chức là dịp để các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành trao đổi về khó khăn và giải pháp tháo gỡ để chương trình kích cầu có hiệu quả.

Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch.

Đại diện các doanh nghiệp: Hãng hàng không Vietnam Airlines, Sungroup, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Công ty Vietravel, Công ty cổ phần Flamingo Redtours…

10/06/2020 09:39

10/06/2020 09:50

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 2 Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó TBT báo Tiền Phong. Ảnh: Mạnh Thắng.
Mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong có những đánh giá về ảnh hưởng của dịch COVID - 19 đến đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là với ngành du lịch: Đại dịch COVID-19 càn quét nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ khiến doanh thu của nhiều ngành kinh tế sụt giảm, trong đó có du lịch- ngành công nghiệp không khói - một trong những ngành tổn thương nghiêm trọng nhất.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 3 Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó TBT báo Tiền Phong, tặng hoa các khách mời trước buổi tọa đàm. Ảnh : Mạnh Thắng
Sau hơn 3 tháng đóng băng, du lịch đang trên đà vực dậy với liên minh kích cầu, chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động từ đầu tháng 5 giúp bức tranh du lịch dần chuyển sang gam màu tươi sáng. Đây cũng chính là là thời điểm vàng để “kích cầu du lịch nội địa” sau COVID-19.

10/06/2020 10:14

Nói về những thiệt hại do dịch, cùng nỗ lực vượt khó của ngành hàng không, Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines phát biểu: Như chúng ta đã biết trong suốt thời gian qua, truyền thông nói nhiều và đầy đủ liên quan ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây đúng là đại dịch chưa từng có và ảnh hưởng sâu rộng toàn thế giới và tất cả các ngành kinh tế, nặng nề nhất là hàng không và du lịch. Hiệp hội quốc tế hàng không có đưa ra con số thiệt hại do đại dịch này. Con số hiệp hội này đưa ra thiệt hại của ngành hàng không lên tới 314 tỷ USD so với cùng kì năm 2019.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 4 Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines. Ảnh: Minh Đức
Nếu để ý trên truyền thông trên thế giới thì chúng ta thấy các hàng không của thế giới phải xin trợ giúp của chính phủ hoặc không thì phải của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư khác. Có tới 90% cầu bay không hoạt động trong suốt đại dịch. Hiện tại tình hình dịch bệnh Việt Nam khống chế sớm hơn các nước trên thế giới chứ Mỹ và Châu Âu vẫn đang rất khó khăn. Các hãng vẫn đang tìm mọi cách duy trì hoạt động. Khi các hãng không tìm được quỹ hỗ trợ của chính phủ thì tuyên bố phá sản. Các hãng lớn thì con số chính phủ hỗ trợ lên tới hàng tỉ USD.
Vietnam Airlines đã có kịch bản đánh giá là xấu nếu đại dịch ảnh hưởng lâu hơn đến quý III, quý IV. Riêng doanh số của Vietnam Airlines giảm tới 5.000 tỉ so với năm 2019. Trong tháng 3, 4 có ngày chỉ khai thác 3 chuyến bay. VNA tuân thủ số chuyến bay khai thác theo điều hành của Chính phủ. Trong thời điểm đó, Vietnam Airlines đưa ra các dự báo về thị trường nội địa đến tháng 4 không phải cách ly xã hội nữa thì đã tăng cường chuyến bay nội địa.

10/06/2020 10:19

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 5 Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Ảnh: Minh Đức
Nhận định về cơ hội phục hồi sau dịch COVID -19 của du lịch Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Trong năm tháng qua, các doanh nghiệp ở đây như Vietnam Airlines, tập đoàn Sungroup, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Flamingo Redtours,... đã nói rất rõ ảnh hưởng và thiệt hại về du lịch 5 tháng khách quốc tế đạt 3,7 triệu lượt giảm 54% so với năm ngoái còn lượng khách nội địa giảm 58% so với năm ngoái. 95% công ty lữ hành quốc tế nội địa dừng hoạt động trong thời điểm dịch diễn ra.
Ngành du lịch đối diện cuộc khủng hỏang nghiêm trọng Bộ VHTT&DL đã phát động chương trình người Việt Nam du lịch việt Nam, giới thiệu sản phẩm kích cầu du lịch. Dự báo, ngành du lịch nội địa đã trở lại từ tháng này. Từ nay đến cuối năm, dự kiến khách nội địa đón khoảng 60-65triệu lượt trong năm 2020 Với quý III có thẻ đón khách quốc tế từ 6-8 triệu lượt khách. Quý IV có thể đón được 4-4,5 triệu lượt khách quốc tế.

10/06/2020 10:26

Trả lời câu hỏi, chính sách kích cầu du lịch “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” liệu có phải cứu cánh? Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch cho biết: Chưa bao giờ trong lịch sử nền du lịch quốc tế gặp phải khủng hoảng như thế. Theo thống kê toàn cầu đánh giá doanh thu từ du lịch trên toàn thế giới năm 2020 có thể giảm xuống 78%, cao hơn rất nhiều những lần khủng hoảng trước.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 6 Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch, thành viên Ban IV. Ảnh: Minh Đức
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch trở lại.Trong doanh thu từ ngành du lịch Việt năm 2019 thì có tới 45% doanh thu được lấy từ khách nội địa, Việt Nam chỉ nhận 18 triệu khách quốc tế nhưng lại chiếm tới 55% tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh trên toàn thế giới lại là cơ hội vàng của du lịch Việt, những người Việt trước đây hay du lịch quốc tế thì nhóm nhu cầu đó sẽ quay lại tiếp tục khám phá Việt Nam. Đó là nhóm người có khả năng chi trả cao hơn. Nếu phục vụ tốt nhóm khách hàng này sẽ gắn bó lâu dài hơn với du lịch Việt.
Theo một số khảo sát của chúng tôi, những khách hàng du lịch Việt Nam có xu hướng thay đổi hơn trước: Người Việt Nam thường đi du lịch với đoàn nhỏ, nhóm gia đình, bạn bè; Thích đi biển, leo núi, những địa điểm hoang dã hơn là những thành phố, khu dân cư; Cực kỳ quan tâm đến vấn đề an toàn, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giá trị gia tăng; Người Việt có thói quen đặt tours, đặt vé, các địa điểm nhà hàng trực tiếp không qua ứng dụng công nghệ. Nắm bắt được những xu hướng thay đổi như thế, du lịch Việt cần thay đổi để phù hợp hơn với khách hàng. Cơ hội rất lớn mở ra cho du lịch nội địa nếu phục vụ được sẽ tạo được thói quen di lịch Việt và tạo việc làm cho hàng triệu người đang phục vụ trong ngành du lịch...

10/06/2020 10:32

Nói về những khó khăn của Sungroup, tập đoàn sở hữu hàng loạt công trình làm nên dấu ấn của Sungroup, hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các địa phương như Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh, Phú Quốc...Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Sungroup cho biết: Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 diễn biến phức tạp trong suốt thời gian qua đã khiến ngành du lịch của toàn thế giới lao đao, chứ không riêng gì Việt Nam.Là doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng – một ngành vốn rất nhạy cảm với dịch bệnh, Sun Group không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Hiện nay, sau thời gian mở cửa trở lại, lượng khách đến các khu vui chơi, khu du lịch do Sun Group vận hành chỉ đạt 20-30% so với cùng kỳ năm 2019 và chủ yếu vẫn là khách nội địa.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 7 Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup. Ảnh: Minh Đức
Ước tính hết tháng 5, lượng khách đến với các khu du lịch, vui chơi của chúng tôi sụt giảm khoảng 3 triệu khách, ước tính hết năm 2020 doanh thu chỉ đạt khoảng 70-80% so với cùng kỳ 2019, dự kiến đạt 70% so với kế hoạch kinh doanh của năm 2020. Điều này khiến cho dòng tiền của Tập đoàn bị ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến phức tạp về dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng về lượng khách, doanh thu, mà còn gây khó khăn cho chúng tôi trong việc chăm lo, bố trí, sắp xếp công việc cho 11.000 người lao động (NLĐ) đang làm việc cho Sun Group trên cả nước. Ngay cả khi các điểm du lịch của Sungroup đã bắt đầu hoạt động trở lại, chúng tôi cũng vẫn chưa thể vận hành hết công suất. Do đó, các nhân sự hiện vẫn đang được bố trí làm việc luân phiên.Đây là điều trăn trở của Sungroup trong giai đoạn hậu COVID-19.

10/06/2020 10:36

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 8 Nhà báo Phùng Công Sưởng Phó TBT báo Tiền Phong. Ảnh: Mạnh Thắng
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết: Qua ý kiến chia sẻ của các vị khách mời, chúng tôi rất phấn chấn khi thấy được rất nhiều điểm sáng đối với ngành du lịch. Bởi những cách làm và hoạt động kích cầu du lịch nội địa hậu dịch COVID-19 mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã góp phần tạo cảm hứng cho người dân trong việc tích cực đi du lịch.

10/06/2020 10:44

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 9 Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup. Ảnh: Minh Đức
Nói về chiến lược và chính sách cụ thể để đón sóng du khách nội địa trong đợt kích cầu nội địa lần này, bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup cho biết:
Giai đoạn này thị trường nội địa là giải pháp cứu cánh cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, người dân bị ảnh hưởng thu nhập nên cũng thắt chặt hầu bao hơn, ngành du lịch Việt Nam chỉ có thể phục hồi khi các doanh nghiệp cùng hợp tác với nhau để tạo nên những gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ và giá cả. Do vậy, Sungroup không chỉ chủ động đưa ra các chương trình kích cầu mà còn hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp khác trong ngành để cùng “kết bè vượt bão”, tạo nên những chương trình kích cầu có mức giá hấp dẫn ở Sa Pa, Đà Nẵng.
Mới đây, tại Sa Pa (Lào Cai), KDL Sun World Fansipan Legend đã phối hợp với UBND thị xã Sa Pa và Hiệp hội Du lịch Sa Pa tung ra chương trình kích cầu du lịch quy mô, mức giá ưu đãi lớn với sự tham gia của khoảng 70 doanh nghiệp. Theo đó, đồng loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành, vận tải, lưu trú, ẩm thực… trên địa bàn thị xã Sa Pa cam kết giảm giá dịch vụ từ 30-60%. -Ngày 23/5 vừa qua, Đà Nẵng phát động chương trình kích cầu du lịch "Danang Thank You 2020" và chúng tôi cũng đã tham gia với việc tặng 1200 vé cáp treo Bà Nà cho 1.200 du khách đầu tiên đến Đà Nẵng theo 2 gói khuyến mãi combo và tour trọn gói 3 ngày 2 đêm trong chương trình này. Các khu vui chơi giải trí Sun World khác và các khách sạn, khu nghỉ dưỡng của chúng tôi cũng nằm trong nhóm những đơn vị đầu tiên của ngành du lịch đón khách trở lại, tung ra những chương trình kích cầu hấp dẫn.
Chúng tôi đang hợp tác với Vietnam Airlines để tung ra các gói kích cầu có giá hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Dự kiến, gói sản phẩm này sẽ được tung ra từ giữa tháng 6. Đối với Cảng HKQT Vân Đồn, chúng tôi áp dụng các chính sách ưu đãi về giá như giảm tới 70% chi phí gói phục vụ mặt đất cho các hãng hàng không và áp dụng chính sách miễn, giảm phí thuê mặt bằng cho các đối tác kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại Cảng.
Ngoài ra, Cảng HKQT Vân Đồn cũng đưa ra các ưu đãi cho hành khách bay như miễn phí tham quan Vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, vận chuyển khách từ sân bay về trung tâm thành phố, giảm tới hơn 50% giá dịch vụ của hệ thống các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Cảng HKQT Vân Đồn phát động chương trình đồng quảng bá, truyền thông trên các nguồn tài nguyên quảng cáo sẵn có của nhau giữa Cảng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm quảng bá sâu rộng tới người dân trong và ngoài tỉnh về các chính sách nêu trên.
Ngoài các chương trình kích cầu nói trên,Sungroup ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo và đẳng cấp để gia tăng trải nghiệm cho du khách, đồng thời đón đầu làn sóng bùng nổ của du lịch nội địa và sau này là thị trường du lịch quốc tế. Việc đưa vào vận hành Khu nghỉ dưỡng suối khoáng cao cấp Onsen Quang Hanh mới đây, thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam tại Fansipan và tới đây là Tuyến cáp treo Cát Hải- Phù Long tại Hải Phòng là những ví dụ điển hình nhất. Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm, công trình mới như: khách sạn sang trọng Hanoi Capella Hotel; Kem Beach Resort tại Phú Quốc… Đặc biệt, vào tháng 7 tới đây, chúng tôi sẽ vận hành trở lại Công viên Châu Á (Đà Nẵng) phiên bản mới sau 4 tháng tạm dừng hoạt động để cải tạo, trùng tu.
Với việc đầu tư 100 tỷ đồng làm mới diện mạo và gia tăng dịch vụ, trải nghiệm cho Công viên Châu Áy, chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là tổ hợp vui chơi giải trí mở đầu tiên tại Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa ẩm thực, mua sắm, sự kiện, trải nghiệm và nhiều loại hình dịch vụ khác, cuốn hút du khách đến Đà Nẵng cả ban ngày lẫn ban đêm. Đối với Cảng HKQT Vân Đồn, chúng tôi đã kết hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng các chương trình xúc tiến tại các khu vực miền Trung và miền Nam nhằm mở mới các đường bay nội địa. Ngoài ra, chúng tôi cũng phối hợp với chính quyền tỉnh xây dựng kế hoạch quảng bá, truyền thông du lịch Quảng Ninh tới các thị trường trọng điểm Trung Quốc, Hàn Quốc theo cách thức thực hiện và hướng tiếp cận hoàn toàn mới, phù hợp xu thế hiện nay.

10/06/2020 10:54

Trả lời câu hỏi, là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tâm linh bị tác động trực tiếp do dịch COVID-19 bùng nổ đùng vào mùa lễ hội, Xuân Trường đã có biện pháp gì để vượt qua khó khăn? Bà Nguyễn Thị Thu Hà, đại diện Doanh nghiệp Xuân Trường cho biết:  
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 10 Bà Nguyễn Thị Thu Hà Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Ảnh: Minh Đức
Dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu không ai mong muốn, các khu du lịch lớn như Tràng An-Bái Đính, Tam Chúc cũng bị tác động nặng nề. Đầu năm 2020, vào thời điểm lễ khai hội,chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ càng để mở cửa đón du khách thì bất ngờ phải hủy bỏ hoàn toàn các chương trình. Hàng năm, ngày 4-5 tết Nguyên Đán là cao điểm du lịch mỗi ngày tiếp khoảng 10 vạn khách, nhưng từ khi dịch bùng phát chúng tôi cũng đã hoàn toàn đóng cửa.
Trong thời gian nghỉ dịch, giãn cách xã hội với mong muốn đảm bảo việc làm cho nhân viên thì chúng tôi cũng cho nhân viên làm việc luân phiên, cố gắng tối đa hóa ngày công. Ngoài ra chúng tôi cũng tập trung cải tạo cảnh quan, kiện toàn lại bộ máy công ty. Hiện tại, sau khi nghỉ dịch cảnh quan các khu du lịch đẹp hơn, xanh mát hơn. Trong thời gian nghỉ dịch chúng tôi cũng đầu tư xây dựng chính sách đa dạng hóa sản phẩm hơn, có các gói dịch vụ khác nhau để du khách có nhiều lựa chọn hơn khi đến với các khu du lịch, tạo ra nhiều ưu đãi hơn.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 11 Bà Nguyễn Thị Thu Hà Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Ảnh: Minh Đức
Ví dụ như hiện nay chỉ cần 125.000 đồng đã có thể du lịch trọn gói ở Tam Chúc bao gồm xe điện đi lại và nghỉ ngơi ăn uống buổi trưa tại nhà hàng. Đối tượng du khách là các phật tử đến chùa để cầu bình an nên tạo nên chúng tôi tập trung tạo ra các gói du lịch với giá phù hợp để kích cầu du lịch hơn. Trước đây, về mặt truyền thông, Tập đoàn tập trung nhiều vào văn hóa tâm linh, sau COVID-19, chúng tôi mở rộng thêm truyền thông vào du lịch.

10/06/2020 11:23

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 12 Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Cty CP Flamingo Redtours, Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch. Ảnh: Mạnh Thắng
Trả lời câu hỏi về tác động của đại dịch tới các doanh nghiệp lưu trú, đâu là khó khăn nhất của các doanh nghiệp trong thời điểm này? Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Cty CP Flamingo Redtours, Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch cho biết: Là doanh nghiệp kinh doanh hai mảng cả bất động sản du lịch và lữ hành, ngay thời điểm đại dịch COVID-19 diễn ra, tất cả các hoạt động du lịch và các mảng kinh doanh liên quan của chúng tôi đều phải dừng ngay lập tức.
Điều này khiến toàn bộ hoạt động đầu tư bị điều chỉnh, chi phí vận hành của doanh nghiệp thiệt hại rất lớn do phải duy trì bộ máy cảnh quan và nguồn nhân lực. Ở thời điểm hiện tại, một trong những việc mà doanh nghiệp phải làm là tăng cường đầu tư để nhận được sự đón nhận của thị trường; phải tiếp tục điều chỉnh tất cả các hoạt động vận hành theo tiêu chuẩn cao hơn thông thường, tái cơ cấu lại bộ máy. Đồng thời, chúng tôi cũng thay đổi thương hiệu từ Hà Nội Redtours thành Flamingo Redtours.
Nhờ những thay đổi nêu trên, cho đến giờ phút này tất cả các dịch vụ du lịch của chúng tôi đều hoạt động đến 90% công suất vào dịp cuối tuần và 40% đối với các ngày trong tuần. Lượng khách du lịch trong tháng 5 đã đạt gần bằng cùng kì năm trước, đây là một thành công khó khăn của doanh nghiệp hậu đại dịch COVID-19.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 13 Toàn cảnh buổi tọa đàm sáng nay.

10/06/2020 11:36

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Vietravel Chi nhánh Hà Nội chia sẻ: Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tất cả các ngành kinh tế, đây là tình hình chung bởi không chỉ doanh nghiệp khổ mà du khách cũng vậy do ngân sách cạn kiệt nhiều. Đặc biệt, càng doanh nghiệp lớn càng vất vả, lúc này những doanh nghiệp họ chạy nhẹ nhàng và nhanh hơn.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 14 Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Vietravel Chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Mạnh Thắng.
Đối với Vietravel, doanh thu từ mức hàng chục nghìn tỉ giờ quay về thời điểm vài nghìn tỉ nhưng chúnng ta phải thích nghi với thời cuộc. Hiện doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn về việc chuyển đổi nhân sự từ du lịch quốc tế sang nội địa kể cả nhân sự bán vé cũng vậy. Đối với sản phẩm chúng tôi chỉ có thể triển khai các gói du lịch combo, trọn gói nhóm nhỏ vì tình hình hiện tại vẫn phải hạn chế tụ tập đông người.
Vấn đề giá cả, chúng tôi giảm sâu đến 50% và xác định đây là lúc làm cầu nối giữa du khách và địa điểm tham quan để lấy lại lòng tin của khách nhằm tạo khí thế làm việc. Đối với việc làm truyền thông, chúng tôi hiện tại tận dụng các kênh online để tiết kiệm nhất chi phí.
Đặc biệt, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải có sự thống nhất về lộ trình tăng giá một cách hợp lý, các địa điểm du lịch có kế hoạch mở cửa về đêm đồng thời kiến nghị tăng thời gian nghỉ lễ, gần nhất là dịp 2/9 và cho học sinh nghỉ hè để kích cầu du lịch trong bối cảnh hậu COVID-19.

10/06/2020 11:42

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 15 Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch, thành viên Ban IV. Ảnh: Mạnh Thắng.
Từ góc nhìn của chuyên gia, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch đã có những phân tích, đánh giá về lợi thế phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam sau dịch COVID -19: Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều thuận lợi để phục hồi và phát triển du lịch Chính phủ đang có một số chính sách khuyến khích tạo điều kiện doanh nghiệp du lịch phát triển. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ đoàn kết, hợp tác phát triển và cùng thực hiện các kế hoạch truyền thông lan tỏa thông điệp ‘Yêu du lịch Việt Nam’ và ‘Du lịch Việt Nam an toàn’. Các khu du lịch địa phương cần cam kết thực hiện các chính sách của chính phủ thật nhanh, minh bạch, cam kết giữ gìn môi trường du lịch cảnh quan du lịch. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi để nhanh chóng thích nghi với tình hình.
Như hiện tại, Hội đồng Tư vấn du lịch đã thảo luận rất nhiều để mở cửa lại du lịch quốc tế. Hội đồng tư vấn cũng đề xuất phải đặt an toàn là trên hết. Quá trình đàm phán cùng bộ ngoại giao các nước đang được tiến hành. Trong thời gian hiện tại chúng ta đã đạt được thành tích quan trọng nhất là sự đoàn kết. không chỉ để tồn tại mà còn tận dụng được khủng hoảng để phát triển mạnh mẽ hơn. Vì chúng ta rất thành công trong việc khống chế dịch bệnh chúng ta có thể là nước đầu tiên mở cửa lại du lịch nội địa. Tôi tin rằng du lịch Việt sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới.

10/06/2020 11:53

Tại buổi tọa đàm, Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup đã đại diện các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đưa ra những đề xuất để kích cầu du lịch sau dịch COVID -19: Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn ngành du lịch thế giới nói chung, điều chỉnh lại hành vi và xu hướng du lịch của du khách trên toàn cầu. Hơn thế nữa, trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp trên thế giới, chúng ta cần phải xác định lại thị trường khách quốc tế nào là thị trường trọng điểm của Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 để có chiến lược quảng bá và kích cầu phù hợp.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 16 Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup. Ảnh: Mạnh Thắng.
Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã phối hợp cùng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân và Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đã tổ chức Hội nghị “Các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và Phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19”. Rất nhiều giải pháp, đề xuất, kiến nghị đã được lãnh đạo ngành, các chuyên gia, cũng như đại diện Doanh nghiệp đưa ra. Và chúng tôi cũng mong rằng, những giải pháp đó sớm đi vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, từ phía doanh nghiệp, Sungroup cũng có một vài kiến nghị, cụ thể: Kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ, ủng hộ các Doanh nghiệp tư nhân tạo dựng dự án mới, sản phẩm mới đón đầu xu thế quốc tế, đảm bảo chất lượng – đẳng cấp – khác biệt, độc đáo để tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ cho chính Du khách nội địa và Du khách quốc tế khi quay trở lại Việt Nam, tạo động lực để du khách quay trở lại nhiều lần. 
Kiến nghị triển khai miễn thị thực và nâng thời hạn lên 30 ngày đối với những thị trường quốc tế đã được đánh giá là an toàn với COVID -19. Chính sách này ban đầu có thể áp dụng trong vòng 12 tháng. Triển khai ngay lập tức các chương trình quảng bá du lịch online đến các thị trường khách quốc tế, đặc biệt là những thị trường có khả năng khống chế đại dịch COVID Covid-19 sớm nhất trên thế giới.
Thị trường quốc tế cần có thời gian trễ để du khách lựa chọn, book vé/tour để đi du lịch tại Việt Nam. - Cần xây dựng một trang thông tin “vietnamantoan”/ “VietnamSafe” để thúc đẩy quảng bá cho du khách quốc tế về một điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện và mến khách. Trang thông tin này ngoài việc cập nhật những thông tin, hình ảnh khẳng định Việt Nam an toàn với COVID -19, còn quảng bá những điểm đến và chính sách kích cầu của du lịch Việt Nam với khách quốc tế.
Ngay sau khi dịch COVID-19 được khống chế trên thế giới, Chính phủ và Bộ VHTTDL cần triển khai các chương trình quảng bá, kích cầu tại một số thị trường trọng điểm, có thể tạo nên cú hích cho du lịch Việt Nam hậu dịch COVID-19 (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga…).Ngoài ra, cần có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tham gia cùng các chương trình này.
Đề xuất Chính phủ cho phép sớm mở lại đường bay quốc tế song phương tới một số quốc gia đã kiểm soát an toàn về dịch bệnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài… theo mô hình “bong bóng du lịch”. Đề xuất Chính phủ áp dụng mã QR để quản lý thông tin, truy vết hành khách, khách du lịch xuất nhập cảnh khi mở cửa bầu trời (trong trường hợp cần thiết) để hạn chế rủi ro thấp nhất. Đồng thời, trang bị các thiết bị tầm soát, xét nghiệm nhanh tại các cửa khẩu.

10/06/2020 11:57

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 17 Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines. Ảnh: Mạnh Thắng
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines kiến nghị: Sau dịch COVID-19, chúng tôi thấy rằng chúng ta cần truyển tải thông điệp Việt Nam an toàn ra nước ngoài. Chúng ta cần lộ trình làm sớm, thông qua các kênh khác nhau, lan tỏa đến khách hàng, trên các phương tiện truyền thông trên thế giới để họ biết đến Việt Nam là điểm điến an toàn. Một khách hàng quốc tế thường cần thời gian tìm hiểu về điểm đến. Đặc biệt, sau đại dịch, khách hàng cần thời gian cân nhắc hơn. Nếu đại dịch an toàn rồi mới làm truyền thông ra nước ngoài với cảnh đẹp, giá hấp dẫn thì chúng ta bị chậm với nhịp việc đưa, đón khách nước ngoài đến với Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng với vai trò của Tổng cục Du lịch có thể góp ý với Bộ Ngoại giao, các cơ quan truyền thông để lan tỏa tinh thần này. Vietnam Airlines đã sẵn sàng nguồn lực để ngay chính Phủ mở cửa, chúng tôi có thể mở ngay các chuyến bay quốc tế. Hiện tại, hàng tuần, chúng tôi có chuyến bay 1 chiều sang Hàn Quốc. Chúng tôi đang từng bước nâng chất lượng sản phẩm, kể cả chuyến bay trục Hà Nội-Sài Gòn thực hiện chyến bay con thoi, 30 phút đến 1 tiếng là có thể đón chuyến bay đi Sài Gòn. Vietnam Airlines có khu vực riêng cho chuyến bay này. Sau đại dịch, chúng tôi tiếp tục sản phẩm này. Khách hàng đến trước 1h khởi hành lên website vẫn đặt được chuyến.
Mặt khác, chúng tôi sẽ liên kết với các khách sạn, công ty tạo ra các sản phẩm đa dạng, cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhiều phân khúc trên thị trường, tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Điều này chúng ta vượt qua khó khăn và đón đầu ngay sau khi hết dịch sẽ đón lượng khách quốc tế vào.

10/06/2020 11:59

Bày tỏ tâm tư về nghành du lịch Việt Nam, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Cty CP Flamingo Redtours, Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch chia sẻ: Thời gian quan du lịch nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các ban, ngành và báo chí. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng thay vì đợi du khách Việt tìm đến, thì các doanh nghiệp lữ hành phải chủ động chinh phục khách hàng, thu hút họ bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 18 Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Cty CP Flamingo Redtours. Ảnh: Mạnh Thắng.
Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn để mọi người ai cũng có thể tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của du lịch và không chỉ một lần mà là nhiều lần. Tôi cho rằng đây không chỉ là thời điểm vàng để kích cầu du lịch mà còn là thời điểm để phát triển và duy trì với những mục tiêu về số lượng khách hàng, giá trị mang đến để hướng tới một nền du lịch Việt Nam bền vững”.

10/06/2020 12:03

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 19 Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Ảnh: Mạnh Thắng.
Trả lời câu hỏi, Tổng cục Du lịch có những kế hoạch gì để điều tiết, hỗ trợ các đối tác, doanh nghiệp du lịch vực dậy ngành du lịch sau khủng hoảng?
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Về phía Tổng Cục Du lịch, chúng tôi thấy sự đoàn kết của các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành, địa phương.
Chúng tôi sẽ cùng các Sở VH - TT &DL giám sát làm sao cơ chế, chính sách, bám sát hành lang chung để làm sao doanh nhiệp có thể vận hành tốt nhất, gặp khó khăn thì tháo gỡ các doanh nghiệp. Giai đoàn đầu chúng ta sẽ phát triển du lịch nội địa.
Giai đoạn 2 , vẫn là phát triển du lịch nội địa và thêm song phương với một số quốc gia. Ở giai đoạn sau sẽ xem xét mở rộng thêm các thị trường quốc tế khác. Ngoài ra, xúc tiến gửi thông điệp đến với hành khách quốc tế, Việt Nam là địa điểm an toàn.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 20 Toàn cảnh buổi tọa đàm diễn ra trong sáng hôm nay. Ảnh: Mạnh Thắng
Đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế tê liệt trong nhiều tháng, trong đó du lịch là một trong những ngành tổn thương nghiêm trọng nhất. Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhưng thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch trở thành lợi thế, được đánh giá là yếu tố then chốt nhằm phục hồi du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Sau hơn 3 tháng đóng băng, du lịch dần trở lại với liên minh kích cầu, chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” do Bộ VHTTDL phát động từ đầu tháng 5. Đây là thời điểm vàng để “kích cầu du lịch nội địa” sau COVID-19.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhưng Việt Nam đạt thắng lợi lớn trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19. Sự thành công này tạo đà để du lịch tái sinh. Nhận thấy đây là thời cơ thuận lợi để dần đưa hoạt động du lịch trở lại, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia vào chương trình kích cầu, đưa ra các gói ưu đãi giảm giá thu hút khách hàng. 

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để chương trình kích cầu du lịch hiệu quả ảnh 21 Thời điểm vàng cho người Việt Nam du lịch trong nước. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kích cầu, nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn nhất định. Tọa đàm trực tuyến này là dịp để các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành trao đổi về khó khăn và giải pháp tháo gỡ để chương trình kích cầu có hiệu quả.

Tọa đàm còn giúp giải tỏa tâm lý e ngại của đông đảo khách hàng sau dịch để tự tin thực hiện những chuyến du lịch nội địa, đồng thời thông tin chính xác và cập nhật thông tin chính sách kích cầu du lịch tới người dân. 

Từ những điều nêu trên, báo Tiền Phong phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Tọa đàm trực tuyến “THỜI ĐIỂM VÀNG KÍCH CẦU DU LỊCH HẬU COVID-19”.

Các nhà quản lý, chuyên gia du lịch, các đại diện doanh nghiệp tập trung làm rõ ba nhóm nội dung: Điểm lại thực trạng của du lịch Việt Nam, thiệt hại khổng lồ do dịch COVID-19 gây ra; Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kích cầu du lịch, chẳng hạn: Thiếu liên kết giữa các ngành và đối tác; có hiện tượng mạnh ai nấy làm không có “nhạc trưởng”; Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu để chương trình kích cầu thực sự đi vào đời sống, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:

-Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
-Ông Trần Trọng Kiên,
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch.
-Cùng đại diện các doanh nghiệp:
Hãng hàng không Vietnam Airlines, Sungroup, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Công ty Vietravel, Công ty cổ phần Flamingo Redtours.

Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Báo Tiền phong điện tử (tienphong.vn) và livestream trên fanpage Báo Tiền phong. Mời quý vị độc giả cùng đón xem và đặt câu hỏi cho các đại biểu qua địa chỉ: toanbaotienphong@gmail.com.

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.